Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Vẫn giữ nguyên 05 bài dự thi |
Thông tin được bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ tại Hội nghị tuyển sinh do Bộ tổ chức sáng 15/3 tại TP.Hồ Chí Minh.
Bộ chưa quyết lịch thi chính thức, song theo bà Thủy, Vụ Giáo dục đại học xây dựng kế hoạch tuyển sinh 2024 dựa trên phương án thi tốt nghiệp THPT vào ngày 21, 22/6.
Lịch tuyển sinh đại học năm 2024 bắt đầu từ ngày 10/7. Thí sinh có thể đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đến 25/7, không giới hạn số lần và số lượng nguyện vọng. Từ ngày 28/7 đến 3/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.
Ngày 20/7, Bộ sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) với khối ngành sức khỏe và sư phạm, rồi xử lý nguyện vọng xét tuyển của thí sinh từ ngày 5 đến 10/8. Trước 17h ngày 12/8, các trường phải công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1. Đến 17h ngày 18/8, thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến.
Theo bà Thủy, nếu tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo khung thời gian trên, các trường có thể khai giảng năm học mới ngay từ cuối tháng 8, đầu tháng 9.
So với năm ngoái, lịch xét tuyển đại học và công bố điểm chuẩn năm 2024 sớm hơn khoảng 10 ngày.
Năm 2023, trong khoảng một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, hơn 546.000 em vào đại học, đạt tỷ lệ 53,1%, tăng gần 2% so với năm trước. Như vậy, trung bình cứ 100 em dự thi thì có 53 em vào đại học.
So với tổng chỉ tiêu đại học, cao đẳng mầm non là hơn 660.000, tỷ lệ thí sinh nhập học đạt hơn 82%.
Theo bà Thủy, nếu tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo khung thời gian trên, các trường có thể khai giảng năm học mới ngay từ cuối tháng 8, đầu tháng 9. |
Hiện nay, các trường đại học sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển (theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo có khoảng 20 phương thức). Trong đó, ngoài xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, những phương thức còn lại được xem là xét tuyển sớm.
Với thí sinh tham gia xét tuyển sớm, bà Thuỷ lưu ý, năm nay, quy chế tuyển sinh vẫn giữ ổn định và những điểm liên quan đến xét tuyển sớm cũng giữ nguyên như hai năm vừa qua.
Trong đó, nguyên tắc rất quan trọng là thí sinh tham gia xét tuyển sớm và đã trúng tuyển xét tuyển sớm không phải xác nhận nhập học ngay. Có nghĩa, về quyền lợi, các em vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác ở những phương thức khác, thay vì bắt buộc phải xác nhận nhập học ngay.
Việc nhập học hay không sẽ tùy thuộc vào hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định em đỗ ở nguyện vọng nào. Các nguyện vọng có thể bao gồm cả xét tuyển sớm, cả các phương thức truyền thống với cơ sở dữ liệu được nhập một cách đồng bộ lên hệ thống chung của Giáo dục và Đào tạo.
Một điểm giúp tăng cơ hội cho thí sinh chính là khi các em nộp nguyện vọng trên hệ thống thì không cần lựa chọn phương thức, mà chỉ lựa chọn ngành, trường mà mình mong muốn được vào học.
Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tự động rà soát tất cả dữ liệu các em đang có để xem xét vào ngành đó, trường đó. Lúc này, nếu thí sinh trúng tuyển bằng bất kỳ phương thức nào trong số dữ liệu có trên hệ thống thì các em sẽ được xác nhận trúng tuyển. Đó là nguyện vọng cao nhất, tốt nhất có thể dành cho các em. Điều này khẳng định sự ưu việt khi chúng ta tham gia vào hệ thống xét tuyển. Và như vậy, rõ ràng nguyện vọng của các em có thể rất nhiều, nhưng các em phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.