Chủ nhật 11/05/2025 20:17

Dự kiến Ngân sách Trung ương bố trí 56.830 tỷ đồng đầu tư hai dự án đường vành đai

Dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 bố trí vốn Ngân sách Trung ương cho 2 dự án đường vành đai tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh khoảng 56.830 tỷ đồng.

Chiều ngày 12/5, tại phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hộicho ý kiến về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư các dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình Chính phủ. Các Dự án được lập cơ bản phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua; Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và phù hợp với quy hoạch của các ngành, các địa phương có liên quan.

Tuy nhiên, về quy mô phân kỳ đầu tư, đề xuất của Chính phủ chưa phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5729 : 2012) về đường ô tô cao tốc, do đó đề nghị thuyết minh thuyết phục hơn về quy mô đầu tư phân kỳ này. Ngoài ra, cần rà soát cắt giảm tối đa các nút giao trên toàn tuyến... để bảo đảm hiệu quả khai thác,an toàn giao thông và tối ưu tổng mức đầu tư của dự án.

“Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam không có quy định về khái niệm, tiêu chuẩn, quy mô đường song hành. Trong khi đó, Chính phủ đề xuất quy mô đầu tư đường song hành rất lớn (35-54,5m), tương đồng với quy mô đường đô thị theo tiêu chuẩn TXDVN 104:2007 về đường đô thị và chủ yếu phục vụ cho việc phát triển không gian đô thị- ông Vũ Hồng Thanh nêu.

Hơn nữa, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đường vành đai này không bao gồm các đường song hành. Do đó, đề nghị cần xác định rõ đường song hành là đường đô thị.

Cũng theo ông Vũ Hồng Thanh, dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 bố trí vốn Ngân sách Trung ương (NSTW) cho 2 dự án khoảng 56.830 tỷ đồng. Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến giành khoảng 78.719 tỷ đồng để đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, dự án trọng điểm khác, trong đó Chính phủ dự kiến giành 31.396 tỷ đồng cho 2 dự án này; số vốn còn thiếu là 25.433 tỷ đồng, dự kiến bổ sung từ nguồn NSTW chưa phân bổ chi tiết.

Việc Chính phủ dự kiến các nguồn lực NSTW cho các dự án này là phù hợp. "Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ khẩn trương trình danh mục đầu tư từ nguồn chưa phân bổ làm cơ sở phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho các dự án quan trọng quốc gia" - ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi quyết định chủ trương đầu tư phải quyết định tổng mức vốn và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, dự án vành đai 4 mới có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh cam kết bố trí 5.210 tỷ đồng, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên và Hà Nội chưa làm rõ số vốn cam kết bố trí cho Dự án. Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ những nội dung này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc triển khai thực hiện nhiều dự án đường cao tốc cùng một thời gian, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2022 - 2025 sẽ cần một nguồn lực rất lớn, do đó sẽ khó bảo đảm tiến độ cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

Trước tình hình đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá bổ sung đầy đủ về khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, nguồn nhân lực, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu... để có giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho dự án này và các dự án quan trọng khác cùng được triển khai.

Ngoài ra, đề nghị Chính phủ có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan thực hiện để bảo đảm được tiến độ hoàn thành dự án và ban hành chính sách hợp lý và đền bù thỏa đáng đối với người dân chịu ảnh hưởng của dự án.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch