Thứ ba 13/05/2025 17:20

Du khách nườm nượp về Đền Hùng dâng hương ngày mùng 2 Tết

Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo du khách thập phương đã về dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các đời Vua Hùng cùng tôn thất (gọi chung là Đền Hùng). Đây là một quần thể kiến trúc, khu di tích lịch sử nổi tiếng nằm ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

Đền Hùng nằm trên một ngọn núi có tên gọi là núi Hùng (hay còn có các tên gọi khác như: núi Nghĩa Lĩnh, núi Hy Sơn, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn) với độ cao 175m so với mực nước biển.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ(tức ngày 30/1/2025), đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc đã về dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để thành kính tri ân công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân. Đồng thời, cầu mong may mắn, sức khỏe, bình an đến với bản thân và gia đình trong năm mới Ất Tỵ 2025.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng:

Ngay từ sáng sớm mùng 2 Tết, rất đông người dân đã có mặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để dâng hương đầu năm.
Thời tiết nắng đẹp tạo điều kiện cho du khách thập phương hành hương về đất Tổ.
Không chỉ có người dân tại tỉnh Phú Thọ, đông đảo du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc cũng tề tựu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào những ngày đầu năm mới.
Càng về trưa, lượng du khách đổ về Đền Hùng ngày càng đông hơn.
Con đường dẫn lên Đền Hùng không lúc nào vắng người.
Đền Hùng ở độ cao 175m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, du khách phải đi qua hàng trăm bậc đá.
Đền Hạ sẽ là điểm di tích đầu tiên trong quần thể kiến trúc, di tích tại Đền Hùng.
Biển chỉ dẫn đường lên Đền Hạ, Đền Giếng.
Đông đảo du khách thập phương dâng hương tại Đền Hạ.
Biển chỉ dẫn lên khu vực Đền Trung.
Dòng người đi bộ men theo lối nhỏ dẫn lên Đền Trung.
Một số du khách dừng lại nghỉ chân.
Đền Trung tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc hầu, Lạc tướng họp bàn việc nước.
Rất đông người dân thắp hương, cầu khấn tại Đền Trung.
Sau Đền Trung có một con đường dẫn lên Đền Thượng, nơi các Vua Hùng xưa kia tổ chức những hoạt động tế lễ.
Du khách dâng hương tại Đền Thượng.
Trên đường quay xuống cổng chính, du khách có thể ghé qua thăm Cầu Tình Duyên, Đền Giếng.
Khu vực trước cửa Đền Giếng có đông đảo du khách thắp hương.
Đền Giếng là nơi thờ tự Công chúa Tiên Dung và Công chúa Ngọc Hoa - hai người con gái của Vua Hùng.
Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới

Thông tin mới nhất về quy định tạm hoãn xuất cảnh

Chính sách trợ cấp mới cho sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng