Chủ nhật 20/04/2025 18:39

Dự báo xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ tiếp tục tăng trưởng mạnh

Dù xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ tiếp tục tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên, hiện giá trị xuất khẩu đồ nội thất văn phòng chỉ chiếm chưa đến 5% tổng giá trị xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam. Phân khúc xuất khẩu sản phẩm này được dự báo còn nhiều tiềm năng, do nhu cầu cao từ các thị trường trên thế giới.

Xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 215,8 triệu USD

Trước sự bùng phát của làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021, làm đà hồi phục của kinh tế trong nước đã có xu hướng chững lại do giảm tốc trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng bằng gỗ của Việt Nam là một ngoại lệ. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt tốc độ tăng trưởng rất cao.

Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng được dự báo tiếp tục tăng cao

Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 5/2021 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam đạt 46 triệu USD, tăng 95,7% so với tháng 5/2020. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng đạt 215,8 triệu USD, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy nhu cầu trên thị trường thế giới đã phục hồi mạnh trở lại, sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và chậm lại trong năm 2020.

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất văn phòng thì mặt hàng bàn và tủ là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm tỷ trọng cao trong 4 tháng đầu năm 2021.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bàn đạt 78,7 triệu USD, tăng 69,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tủ đạt 51,5 triệu USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bàn làm việc, ghế, bàn viết và tủ hồ sơ tăng rất mạnh trong 4 tháng đầu năm 2021, trong đó mặt hàng bàn làm việc xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 15,74 triệu USD, tăng 362,6% so với cùng kỳ năm 2020; bàn viết đạt 1,5 triệu USD, tăng 244,9%; tủ hồ sơ đạt 1,2 triệu USD, tăng 160,8%; ghế đạt 2,1 triệu USD, tăng 163,1%.

Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất văn phòng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 như: kệ, kệ sách, bàn học, bàn vi tính…

Về thị trường, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tới thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất trong 4 tháng đầu năm 2021, đạt 110,1 triệu USD, tăng 79,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tới thị trường Trung Quốc, EU, Australia, New Zealand, Ả rập Xê út, Puerto Rico, Malaysia đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 4 tháng đầu năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tới thị trường EU trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 6 triệu USD, tăng 104,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Triển vọng xuất khẩu tiếp tục được dự báo tăng nhanh

Triển vọng xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới, nhờ sự phục hồi kinh tế tích cực tại các quốc gia lớn trên thế giới. Trước đà phục hồi mạnh mẽ và tốc độ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 và hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế ở các nước phát triển.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 8/6/2021, WB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021 lên 5,6%, cao hơn 1,5 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra vào tháng 1/2021 và đánh dấu tốc độ phục hồi nhanh nhất kể từ năm 1973 đến nay.

Theo Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL), dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến cách làm việc và lĩnh vực nội thất văn phòng tại EU. Tiêu thụ đồ nội thất văn phòng ở EU giảm xuống khoảng 7,7 tỷ Eur trong năm 2020. Đức, Ba Lan và Thụy Sĩ là những thị trường lớn nhất trong khu vực có mức giảm ít.

Theo CSIL, triển vọng phục hồi đồ nội thất văn phòng của EU sẽ phục hồi trong 2 năm tới. Đại dịch tác động tới nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất văn phòng, xu hướng số lượng người làm việc tại nhà càng tăng, do đó nhu cầu đối với các sản phẩm nội thất văn phòng sẽ có sự thay đổi. Ví dụ như, các sản phẩm ghế ngồi văn phòng được thiết kế tốt hơn, dễ sử dụng hơn so với các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn làm việc có thể điều chỉnh độ cao cũng tăng lên. Các sản phẩm bàn/vách ngăn độc lập ngày càng mở rộng.

Đặc biệt, triển vọng xuất khẩu đồ gỗ nội thất văn phòng tới thị trường Hà Lan là rất lớn, bởi Hà Lan là thị trường đồ nội thất lớn thứ 6 ở châu Âu và đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất văn phòng tăng mạnh trong 5 năm qua. Ngoài ra, Hà Lan còn được coi là cửa ngõ để vào thị trường EU, nơi trung chuyển hàng hóa hàng đầu châu Âu và thế giới.

CSIL dự báo, tiêu thụ đồ nội thất văn phòng trong lĩnh vực thương mại điện tử đang tăng trưởng với tốc độ hai con số. Hiện tại, các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất văn phòng đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực thương mại điện tử. Đây là xu hướng phát triển tích cực mà các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam cần hướng tới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giá trị xuất khẩu đồ nội thất văn phòng chỉ chiếm chưa đến 5% tổng giá trị xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021. Bởi, đồ nội thất văn phòng không phải là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, đây là mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng, do nhu cầu cao từ các thị trường trên thế giới.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả