Dự án PPP: Vì sao không hấp dẫn khu vực tư nhân?

Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn để hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đề xuất cơ chế quản lý tài chính dự án PPP Cách nào thu hút nguồn vốn hiệu quả cho những dự án PPP?

Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực tư nhân vẫn chưa mặn mà với mô hình này. Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đưa ra vào năm 2021, đến năm 2050, Việt Nam phải có 9.014 km đường cao tốc và 29.795 km đường quốc lộ.

Theo ông Nguyễn Minh Đức – chuyên gia Ban Pháp chế của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, để hoàn thành mục tiêu trên, giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần đầu tư khoảng 78 nghìn tỷ đồng mỗi năm và giai đoạn 2026-2030 cần đầu tư khoảng 102 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được 2/3, còn lại 1/3 phải thu hút từ khu vực tư nhân thông qua mô hình PPP.

Dự án PPP: Vì sao không hấp dẫn khu vực tư nhân?
Cần hoàn thiện khung khổ pháp lý về PPP nhằm thu hút nhà đầu tư

Để tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội, năm 2020, Quốc hội đã ban hành Luật PPP với nhiều nội dung đổi mới, được xem xét là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong nỗ lực xây dựng môi trường thể chế pháp lý hiệu quả, ổn định và thuận lợi cho triển khai dự án PPP để khơi thông dòng vốn đầu tư theo phương thức PPP. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, Luật ra đời sẽ tạo sức hút đối với khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, theo PGS, TS Dương Đăng Huệ - Cố vấn pháp lý, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI), từ khi có Luật PPP, số dự án PPP không những không tăng mà còn giảm đi đáng kể. Nguyên nhân vì PPP là lĩnh vực vô cùng phức tạp, nhưng Luật PPP lại quá đơn giản, không bao phủ được hết vấn đề của lĩnh vực và không đủ nội dung để giải quyết các vấn đề phát sinh đặt ra.

Thêm vào đó, theo ông Nguyễn Minh Đức, chúng ta mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Cụ thể, Luật PPP phải mất hơn 2 năm, các nghị định chậm ban hành gần 1 năm và các thông tư hướng dẫn cũng mất thêm gần 1 năm nữa. Thậm chí, cuối năm 2021, Chính phủ đã phải ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg để đốc thúc xây dựng các văn bản pháp luật.

Bên cạnh vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý, theo bà Nguyễn Linh Giang - Chánh Văn phòng PPP -Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn rất nhiều yếu tố khác để thực hiện được một dự án PPP thành công. Trong đó phải kể đến những vấn đề nội tại của dự án, ngân sách nhà nước dự kiến cho dự án cơ sở hạ tầng, năng lực thực thi của cơ quan quản lý nhà nước và khả năng đáp ứng của khu vực tư nhân…

PPP có thể tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công chất lượng cao. Để khu vực tư nhân mặn mà hơn với phương thức đầu tư này, ông Đoàn Tiến Giang - chuyên gia PPP của USAID - cho rằng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý PPP; nâng cao tính trách nhiệm của các bên, làm rõ quy trình của các bên khi triển khai các dự án PPP; chú trọng đến tính minh bạch, bao gồm cả quyền lợi, trách nhiệm khu vực công và khu vực tư khi tham gia dự án.

Các chính sách về PPP cần đảm bảo tính công bằng, không làm hại đến quyền lợi khu vực công, khu vực tư nhân và các bên đối tác liên quan, cả những người sử dụng cơ sở hạ tầng khi dự án hoàn thành.

Các dự án PPP thường có thời gian thực hiện kéo dài 20 - 30 năm, nên sự ổn định trong chính sách pháp luật cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư tư nhân yên tâm tham gia dự án.
Chu Đan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Thu hút vốn FDI không còn chỉ tính ở số lượng mà cần chú trọng tới chất lượng với các dự án lớn, giá trị gia tăng cao và nhất là chuyển giao công nghệ.
Chuyên gia kinh tế lạc quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam

Chuyên gia kinh tế lạc quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam

GS. TSKH Nguyễn Mại lạc quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2025, dù bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

Báo cáo thường niên FDI bên cạnh chỉ rõ cơ hội và thách thức toàn cầu trong thu hút FDI, cũng đưa ra gợi ý quan trọng để Việt Nam "nâng chất" dòng vốn ngoại.
Giải pháp để Việt Nam

Giải pháp để Việt Nam 'ghi điểm' với nhà đầu tư nước ngoài

Bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, nhà đầu tư ngoại thể hiện sự thận trọng trong quyết định. Việt Nam cần triển khai các giải pháp để tăng sức hút với FDI.
Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Giải ngân đầu tư công: Kỳ vọng cao, áp lực lớn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Vốn FDI giải ngân quý I/2025 cao nhất 5 năm qua

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê, vốn FDI giải ngân trong quý I/2025 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.
Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ trong lĩnh vực đầu tư" đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng vốn.
Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Phú Quốc có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất Đông Nam Á nhưng hạ tầng hàng không chưa đáp ứng nhu cầu. Đây là trăn trở của đảo ngọc trước thềm APEC 2027.
Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư công, việc tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại địa giới hành chính cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng năm 2025.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn được tham gia sâu hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp kỳ vọng

Doanh nghiệp kỳ vọng 'cú huých' từ Nghị quyết 57/NQ-TW

Để đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên thúc đẩy khoa học, công nghệ, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Việt Nam chuẩn bị đón

Việt Nam chuẩn bị đón 'sóng' đầu tư từ Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Intel, Coca-Cola và Nike sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2025 sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo.
Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam.
Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay ngày 11/3 giảm đến nửa triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng miếng tại SJC giảm 400.000 đồng chiều mua vào và giảm 500.000 đồng chiều bán ra.
USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

Đồng USD khởi đầu tuần mới với xu hướng giảm sau khi ghi nhận mức thua lỗ đáng kể vào tuần trước do thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu suy yếu.
Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

2 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 516 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 2,19 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

2 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 8,5% kế hoạch và tăng 21,7% so với cùng kỳ 2024.
Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit vừa có lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh ở giải thưởng này, tại hạng mục Doanh nghiệp tiên phong phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội toàn cầu
Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Hội nghị xúc tiến đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 21/3/2025, có khoảng 400 đại biểu tham dự.
Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Được đánh giá là điểm đến của dòng vốn FDI, tuy nhiên FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số địa phương có hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi.

'Miếng bánh' FDI đang nhỏ dần: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh “miếng bánh” FDI toàn cầu đang bị thu nhỏ lại.
Mobile VerionPhiên bản di động