Thứ sáu 09/05/2025 15:01

Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ, tăng mức đầu tư

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội nêu rõ tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.

Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư vận tải đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng ký nêu: Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 410km; nghiên cứu xây dựng các tuyến kết nối với đô thị vệ tinh; quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ hệ thống đường sắt đô thị.

Dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ, tăng mức đầu tư. Ảnh Kỳ Nam

TP. Hồ Chí Minh xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với chiều dài khoảng 173km; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắtmột ray.

Tuy nhiên tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều chậm so với dự kiến, đến nay mới đưa vào khai thác 13km, đạt 10,4% các tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.

Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư.

Hiện Chính phủ đang chỉ đạo hai thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tại hai thành phố.

Theo đó, tại Hà Nội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải thực hiện đầu tư 2 tuyến, UBND TP. Hà Nội thực hiện đầu tư 2 tuyến.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ đã chỉ đạo thành phố thực hiện đầu tư 2 tuyến. Đến nay, tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên đang thi công, dự kiến hoàn thành thi công vào quý 4-2023. Tuyến số 2 đoạn Bến Thành - Tham Lương đang giải phóng mặt bằng để phục vụ thi công.

Báo cáo cũng nêu, đối với nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn các thành phố đến năm 2023 là hơn 71.468 tỉ đồng.

Trong đó, Hà Nội là hơn 39.568 tỉ đồng để thực hiện đầu tư đối với 4 dự án và TP. Hồ Chí Minh là hơn 31.899 tỉ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: đường sắt đô thị

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6