Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái: Thêm động lực để Quảng Ninh bứt phá

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái nằm trong hệ thống tuyến đường cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh, khi vận hành sẽ trở thành trục cao tốc "xương sống" để tỉnh Quảng Ninh có thể thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc sớm đưa vào khai thác có thể giúp tỉnh Quảng Ninh sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.
Tiền đề cho chiến lược phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp đột phá quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh xác định Dự án Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là một dự án có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của tỉnh. Dự án mang ý nghĩa thúc đẩy liên kết và phát triển khu vực vùng, kết nối với trục tam giác kinh tế năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc động lực ở phía Bắc Việt Nam với thị trường lớn Trung Quốc và các nước trong vùng Đông Nam Á.

Dự án đường cao tốc Vân Đồn   Móng Cái: Thêm động lực để Quảng Ninh bứt phá
Quảng Ninh đã mở chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành giải phóng mặt bằng

Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư dự kiến là 11.190 tỷ đồng, đi qua các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái. Đến tháng 7/2020, tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII đã thông qua điều chỉnh vận tốc thiết kế của tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái từ 100km/h lên 120km/h và tách thành 2 dự án riêng, nhằm đảm bảo tiềm lực tài chính của tỉnh.

Theo đó, để đảm bảo quy chuẩn mới về đường cao tốc 120km/h, đảm bảo quy định an toàn, nhiều điểm theo thiết kế ban đầu của dự án phải điều chỉnh theo hướng hạ dốc, cắt cua, nâng cấp và mở rộng nền đường… Trong đó, diện tích mặt bằng cần bổ sung là gần 188ha phần lớn là đất nông nghiệp, bao gồm đất rừng sản xuất và rừng tự nhiên giao cho dân quản lý; đất canh tác cây trồng, chăn nuôi; đất nuôi trồng thủy sản, liên quan đến gần 1.200 hộ dân và 18 tổ chức.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Nguyễn Xuân Ký, tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khi vận hành sẽ tạo thành trục cao tốc "xương sống" hoàn chỉnh với tổng chiều dài gần 200km, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát huy thế mạnh kinh tế vùng biên; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, đẩy mạnh giao thương quốc tế qua cửa khẩu Móng Cái, góp phần đưa Quảng Ninh phát triển trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp hiện đại, một trong những trung tâm phát triển của miền Bắc, có vai trò trụ cột trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh

Thần tốc trong công tác giải phóng mặt bằng

Với tầm quan trọng của dự án, tỉnh Quảng Ninh xác định, việc cao tốc càng sớm khơi thông ngày nào, càng đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Chính vì vậy, Quảng Ninh đã mở chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái sau điều chỉnh. Đáng chú ý, với sự vào cuộc sớm của hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng của người dân, chỉ cần 15 ngày, gần 1.200 hộ dân tại các địa phương bị ảnh hưởng đã tự nguyện ký biên bản bàn giao mặt bằng, đạt 100% số hộ trong diện phải giải tỏa, về đích sớm sau 50% thời gian kế hoạch đặt ra.

Đạt được kết quả trên là nhờ sự cố gắng của toàn bộ các tổ chức chính trị, cơ quan đoàn thể đã làm tốt nhiệm vụ của mình, không kể ngày đêm đến từng hộ dân có diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án, để tuyên truyền, vận động người dân nắm được chủ trương, đường lối, chính sách GPMB của tỉnh, ý nghĩa và tầm quan trọng của toàn tuyến đường cao tốc khi hoàn thành, khơi gợi được tinh thần trách nhiệm trong nhân dân.

Bên cạnh đó, việc GPMB được tuân thủ nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch giữa hộ dân, chính quyền và nhà đầu tư. Cùng với công tác vận động hộ dân, kiểm đếm, cắm mốc… chính quyền đã chủ động chuẩn bị các điều kiện ổn định cuộc sống cho người dân sau GPMB, đảm bảo quyền lợi, giúp người dân yên tâm, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân...

Từ thành công này tỉnh đã có được những bài học để thực hiện hiệu quả những dự án, công trình tiếp theo trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch "30 ngày đêm" GPMB cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau điều chỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Nguyễn Xuân Ký đánh giá: Công tác GPMB là chìa khóa của sự thành công cùng với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện được các khâu đột phá chiến lược. Khẳng định Quảng Ninh là nơi luôn gìn giữ sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, phát huy dân chủ, kỷ cương và khối đại đoàn kết toàn dân.

Sự đồng thuận cao của người dân

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự vận động khéo léo của các tổ chức, đoàn thể và các chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mà người dân đã đồng thuận thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

* Ông ĐÀO VĂN SANG - Trưởng thôn Phương Nam, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:

Ngay sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan chức năng, chúng tôi đã thông báo đến các hộ dân và niêm yết công khai tại nhà văn hóa để người dân nắm được. 100% bà con trong thôn đều ủng hộ, nên chỉ mất khoảng 10 ngày để thôn hoàn tất thủ tục, bàn giao mặt bằng cho cơ quan chức năng.n

* Bà TÔ THỊ BIÊN - dân tộc Tày, thôn Phương Nam, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:

Hiểu rõ được chủ trương chính sách của nhà nước thông qua tuyên truyền, vận động của các ban, ngành, đoàn thể. Toàn bộ gia đình chúng tôi đều đồng thuận bàn giao 530m2 đất của gia đình để GPMB thi công dự án. Người dân chúng tôi luôn mong muốn có thể đóng góp sức mình vào sự phát triển của địa phương.n

* Ông NÔNG VĂN CHIÊN - Trưởng thôn Thái Nam, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:

Thôn Thái Nam có 53 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành GPMB cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, các cơ quan ban, ngành từ tỉnh đến địa phương đã đến tận thôn để giải thích cho bà con về tầm quan trọng của dự án khi hoàn thành và chính sách bồi thường GPMB của nhà nước. Thêm vào đó, mọi chính sách của nhà nước cũng được tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống truyền thanh của xã, nhờ đó, người dân rất hiểu và nắm rõ.

Đến nay, 100% bà con trong thôn đều đồng thuận bàn giao mặt bằng. Bà con chỉ có mong muốn, dự án sớm hoàn thành để người dân có thể ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất.

* Ông LÊ HỒNG PHƯƠNG - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh:

Việc giải phóng mặt bằng của riêng xã Đài Xuyên chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần vì diện tích đất ảnh hưởng chủ yếu là đất rừng, đồi, thêm vào đó là sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân, nên rất thuận lợi cho địa phương thực hiện GPMB.n

* Ông PHẠM VĂN BỐI - Thành viên Hội Cựu chiến binh, thôn Xuân Hùng, xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh:

Gia đình chúng tôi có khoảng 16.000 m2 nằm trong diện ảnh hưởng sau 2 đợt thu hồi đất cho Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Sau khi được tuyên truyền bởi các cơ quan, người dân đã có nhận thức cơ bản và đồng tâm với nhà nước. Chúng tôi hiểu rằng, Dự án là vì ích lợi chung của đất nước, mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội thì mình không có lý do gì mà không đồng thuận.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2030, 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.
Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Tại tỉnh Lào Cai diễn ra hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công...
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng-Australia nhằm thúc đẩy kết nối, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng và đối tác, chuyên gia quốc tế.
Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn yêu cầu các cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

UBND TP. Hải Phòng khai trương dự án chính quyền số hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025.
Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) sẽ dành 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Sáng nay (21/11), Sở Thông tin và Truyền thông Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 6708 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động