Thứ bảy 10/05/2025 09:26

Dự án 100 biệt thự nghỉ dưỡng ‘ngốn" 12ha rừng Vườn Quốc gia Núi Chúa

Để xây dựng 100 căn biệt thự nghỉ dưỡng, chủ đầu tư Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy sẽ khai thác 12ha rừng, trong đó có hơn 10ha rừng tự nhiên.

Dự án tác động đến 12ha rừng tự nhiên và rừng trồng

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang tham vấn cộng đồng về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Syrena Việt Nam (Công ty Syrena Việt Nam) làm chủ đầu tư. Dự án này dự kiến được đầu tư xây dựng tại khu đất thuộc lâm phần quản lý của Vườn Quốc gia Núi Chúa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Mục tiêu của dự án là thuê môi trường rừng để đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Đem lại lợi ích cho chủ đầu tư và lợi ích kinh tế cho Nhà nước thông qua các khoản thuế. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 1.600 tỷ đồng.

Một góc Vườn Quốc gia Núi Chúa. (Ảnh: Huỳnh Văn Truyền)

Theo báo cáo ĐTM, khu đất thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thuộc khoảnh 5, tiểu khu 150, là rừng đặc dụng, thuộc phân khu hành chính cho Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý.

Căn cứ đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, diện tích sử dụng đất của dự án là 64,65ha và chia làm 2 giai đoạn đầu tư.

Giai đoạn 1, ngoài các công trình dịch vụ và phụ trợ, chủ đầu tư sẽ xây dựng 54 căn biệt thự nghỉ dưỡng với diện tích từ 150m2 – 450m2/căn. Giai đoạn 2 tiếp tục xây thêm 46 biệt thự có diện tích từ 250m2 – 1.500m2/căn.

Với tổng diện tích 64,65ha, khi triển khai dự án, chủ đầu tư sẽ thực hiện phát quang, dọn dẹp trên diện tích 12,9ha.

Đáng nói, trong 12,9ha này có 12,78ha quy hoạch rừng đặc dụng do Ban quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý và 0,12ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng do xã Vĩnh Hải quản lý.

Đối với 12,9ha quy hoạch rừng đặc dụng, theo kiểm kê hiện trạng có 10,6ha rừng tự nhiên, 0,98ha rừng trồng và 1,32ha đất chưa có rừng.

Với việc khai thác rừng để xây dựng công trình, chủ đầu tư đưa phương án nộp tiền trồng rừng thay thế với diện tích 12,9ha.

21 hộ dân bị ảnh hưởng, chỉ một hộ được bồi thường đất

Quá trình thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, theo báo cáo ĐTM, chủ đầu tư sẽ chiếm dụng 2,32ha đất của 21 hộ dân tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong đó, có 1 hộ đã được cấp giấy chứng nhận, 4 hộ có nguồn gốc sử dụng đất ổn định, 10 hộ sử dụng đất sau năm 2003 và 6 hộ khai phá năm 2010 đến nay. Các hộ dân này chủ yếu là người đồng bào dân tộc Raglai, chủ yếu sinh sống bằng nông – lâm và ngư nghiệp.

Vị trí dự án và mối tương quan đến các đối tượng xung quanh tại Vườn Quốc gia Núi Chúa.

Báo cáo kết quả rà soát nguồn gốc đất của UBND huyện Ninh Hải vào tháng 3/2019 cho thấy, trong tổng diện tích đất thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy có 11,7ha đất được 21 hộ dân nói trên trồng điều. Qua rà soát, chỉ có 1 hộ dân được cấp giấy chứng nhận với diện tích 8.000m2 và 20 hộ còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận.

Đối với hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận, UBND huyện Ninh Hải đề nghị UBND tỉnh giao cho nhà đầu tư thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo quy định.

Với 20 hộ dân không đủ điều kiện để bồi thường về đất, UBND huyện Ninh Hải kiến nghị xem xét biện pháp hỗ trợ công khai hoang cho 4 hộ và không bồi thường, hỗ trợ về đất cho 16 hộ.

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, năm 2015, UBND tỉnh Ninh Thuận có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Syrena Việt Nam làm chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy. Dự án này 2 lần được điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, lần lượt vào năm 2017 và năm 2022.

Để thực hiện dự án, Công ty Syrena Việt Nam đang làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng sang mục đích khác với diện tích 11,58ha. Trong đó, 10,6ha đất có rừng tự nhiên và 0,98ha đất có rừng trồng.

Theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mới nhất, giai đoạn 1 của dự án phải hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động trong vòng 24 tháng kể từ tháng 6/2022.

Cụ thể, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục đất đai, xây dựng, môi trường và các thủ tục có liên quan đủ điều kiện khởi công xây dựng trong vòng 10 tháng. Việc xây dựng 54 biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình phụ trợ khác trong vòng 14 tháng.

Sau giai đoạn 1, chủ đầu tư phải hoàn thành giai đoạn 2 của dự án và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động trong vòng 12 tháng.

Liên quan đến Vườn Quốc gia Núi Chúa, tháng 4/2022, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đón nhận bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ UNESCO. Có tổng diện tích 106.646ha, bao gồm rừng, biển và bán sa mạc, vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa là Vườn Quốc gia Núi Chúa.

Vườn Quốc gia Núi Chú rất đa dạng sinh học rừng, biển với hàng ngàn loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Ngoài Núi Chúa, Việt Nam còn được UNESCO công nhận 10 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

vietnamnet.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp