Dòng vốn FDI dẫn dắt ngành bất động sản khu công nghiệp

Bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội từ dòng vốn FDI nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi những thách thức tiềm ẩn cần được cải thiện.
Bất động sản công nghiệp khởi sắc khi đón sóng đầu tư công Năm 2024, bất động sản khu công nghiệp sẽ có nhiều triển vọng Năm 2024, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp sẽ “hot”?

Dòng vốn FDI: Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng bất động sản khu công nghiệp

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản khu công nghiệp. Theo Khối Nghiên cứu CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS Research), Việt Nam đã thu hút hơn 20,2 tỷ USD FDI trong 9 tháng đầu năm 2024, với mức tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà đầu tư quốc tế tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế biến, công nghệ cao và chuỗi cung ứng, với tỷ lệ vốn FDI phân bổ vào các khu công nghiệp lên đến 70%.

Xu hướng dòng vốn FDI tại Việt Nam trong 5 năm qua (2019-2024). Nguồn: VPBankS Research.
Xu hướng dòng vốn FDI tại Việt Nam trong 5 năm qua (2019-2024). Nguồn: VPBankS Research.

Những lợi thế về chi phí lao động, vị trí địa lý và mạng lưới FTA đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất. Hơn nữa, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu do căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại đã đẩy mạnh quá trình dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về đất công nghiệp, với tỷ lệ lấp đầy tại các khu vực trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh đạt từ 85-95%.

Thị trường miền Bắc cũng đã 2 quý liên tiếp trầm lắng khi không chào đón dự án mới nào được bổ sung. Tính tới hết quý III/2024, tổng nguồn cung của toàn thị trường miền Bắc đạt 17,190ha trong đó, 11,855ha là diện tích cho thuê.

Thị trường bất động sản khu công nghiệp miền Nam tiếp tục không ghi nhận nguồn cung mới được đưa vào hoạt động trong quý III/24, dẫn tới nối dài chuỗi ngày khan hiếm nguồn cung mới kể từ quý II/2022. Tổng nguồn cung thị trường tiếp tục không đổi với tổng diện tích/diện tích cho thuê lần lượt là 41,950ha/27,948ha.

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại một số tỉnh phía Bắc tính đến cuối Q3/2024. Nguồn: VPBankS Research.
Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại một số tỉnh phía Bắc tính đến cuối Q3/2024. Nguồn: VPBankS Research.

Nguồn cung mới không được bổ sung dẫn tới tỷ lệ lấp đầy thị trường bất động sản khu công nghiệp miền Nam tiếp tục duy trì ở mức nền cao, bình quân toàn thị trường đã lấp đầy hơn 89%, trong đó đặc biệt có những tình/thành phố đã dần tới hạn nguồn cung cho thuê với tỷ lệ lấp đầy cao trên 93% như TP. Hồ CHí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Giá thuê đất tại miền Nam hiện dao động từ 150-200 USD/m²/kỳ hạn, tăng trung bình 10-15% mỗi năm, trong khi miền Bắc ở mức 110-130 USD/m². Các doanh nghiệp FDI không chỉ mang lại dòng tiền mà còn kéo theo công nghệ, quản lý và năng suất lao động, cải thiện đáng kể chất lượng sản xuất và năng lực cạnh tranh của các khu công nghiệp.

Nút thắt về nguồn cung dần được nới lỏng để đón dòng vốn FDI

Từ triển vọng dòng vốn FDI được kì vọng sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ trong ngắn hạn cũng như dài hạn, Theo VPBankS Research, nút thắt về nguồn cung hạn chế đang dần được tháo gỡ, giúp ngành bất động sản khu công nghiệp đón được dòng vốn này từ những tín hiệu tích cực trong hành pháp lý năm 2024:

Quyết định 227/QĐ-TTg về điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất tại 63 tỉnh/thành phố tới năm 2025 đã tạo thêm dư địa sử dụng đất tại nhiều tỉnh/thành phố, từ đó thúc đẩy quá trình phê duyệt các dự án mới.

Nguồn cung bất động sản khu công nghiệp dự kiến bùng nổ tại các khu vực trọng điểm trong 2 năm tới. Nguồn: VPBankS Research.
Nguồn cung bất động sản khu công nghiệp dự kiến bùng nổ tại các khu vực trọng điểm trong 2 năm tới. Nguồn: VPBankS Research.

Quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh/thành phố lớn/các trung tâm công nghiệp giai đoạn 2021-2030 cũng nhanh chóng được hoàn thiện, tạo nên sự đồng nhất với quy hoạch chung của quốc gia, tiêu biểu có thể kể tới các trung tâm công nghiệp cấp 1 tại miền Bắc và miền Nam.

Sau khoảng thời gian dài khan hiếm nguồn cung cùng những tín hiệu tích cực về quy hoạch, pháp lý cho các dự án mới dần được nới lỏng, 2 trung tâm khu công nghiệp miền Nam và miền Bắc sẽ đón nguồn cung mới mạnh mẽ trong giai đoạn 2025-26.

Với miền Nam, chuyên gia VPBankS Research kì vọng nguồn cung mới ước tính đạt hơn 1,600ha với trọng tâm nguồn cung mới tới từ tỉnh Bình Dương với 1 loạt các dự án mới được đưa vào hoạt động sau thời gian dài chờ đợi phê duyệt pháp lý, nguồn cung mới sẽ tới từ những chủ đầu tư quen thuộc như BCM, PHR và NTC.

Với miền Bắc, nguồn cung mới sẽ tiếp tục bùng nổ không chỉ ở các thị trường cấp 1 mà còn tới từ các thị trường cấp 2 - đang thể hiện xu hướng vươn lên. Hải Phòng và Bắc Ninh sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cung mới để đáp ứng dòng vốn FDI mạnh mẽ sẽ đổ vào 2 địa phương này.

Thách thức để duy trì vị thế thu hút FDI trong dài hạn

Mặc dù sở hữu tiềm năng mạnh mẽ để thu hút nguồn vốn FDI, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng trong dài hạn khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những thách thức tiềm ẩn cần được cải thiện:

Tốc độ gia tăng lương chưa tương xứng với năng suất lao động. Việt Nam một trong những quốc gia có tốc độ tăng lương/tăng năng suất lao động cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong dài hạn, nếu tốc độ gia tăng năng suất không được cải thiện sẽ dẫn tới lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ sẽ không còn hấp dẫn thu hút đầu tư.

dòng vốn FDI, bất động sản khu công nghiệp
Thách thức để duy trì vị thế thu hút FDI trong dài hạn. Nguồn: VPBankS Research.

Việt Nam là quốc gia có chất lượng nhân lực sản xuất thấp thứ 2 trong nhóm các quốc gia cạnh tranh (chỉ cao hơn Indonesia) đặt ra áp lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng cho các ngành nghề đang được xem là trọng tâm phát triển như điện tử, linh kiện điện tử, bán dẫn…

Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với thiếu hụt lao động và kĩ sư có kĩ năng trong lĩnh vực bán dẫn. Theo ước tính, số lượng kĩ sư trong lĩnh vực bán dẫn hiện nay chưa đáp ứng được một nửa nhu cầu trong 5 năm tới, tạo áp lực lên mục tiêu phát triển lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam

Cần có chiến lược phát triển dài hạn

Trong giai đoạn 2025-2026, VPBankS Research dự báo vốn FDI vào Việt Nam có thể đạt 30 tỷ USD. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, cần có những chiến lược dài hạn nhằm tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những giải pháp là mở rộng phát triển các khu công nghiệp tại các tỉnh thành mới như Quảng Ngãi, Nghệ An, Tiền Giang, nơi có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác triệt để.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường cải cách hành chính, giảm thiểu các rào cản pháp lý và cải thiện tính minh bạch trong chính sách đầu tư. Việc đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông liên vùng, bao gồm các tuyến đường cao tốc, cảng biển và sân bay, sẽ đảm bảo khả năng kết nối hiệu quả giữa các khu công nghiệp và các trung tâm kinh tế.

Chính phủ cũng cần áp dụng các chính sách giá thuê đất linh hoạt để giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó thúc đẩy sự đa dạng hóa trong ngành công nghiệp. Các mô hình khu công nghiệp bền vững và xanh cũng nên được ưu tiên nhằm tăng giá trị lâu dài và thu hút các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược.

Bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang có cơ hội lớn để vươn lên trở thành điểm sáng trong khu vực. Tuy nhiên, để duy trì sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế, cần có các giải pháp chiến lược nhằm khắc phục các nút thắt về nguồn cung, hạ tầng và chi phí.
Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Giá đất tăng chóng mặt trước tin đồn sáp nhập tỉnh

Bắc Giang: Giá đất tăng chóng mặt trước tin đồn sáp nhập tỉnh

Hai tuần trở lại đây, thị trường bất động sản Bắc Giang 'dậy sóng' trước tin đồn sáp nhập tỉnh và hút lượng lớn các nhà đầu tư đến tìm mua nhà đất.
Khu vực nào của Thái Nguyên bất động sản đang

Khu vực nào của Thái Nguyên bất động sản đang 'dậy sóng'?

Hiện nay, bất động sản ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang được giới đầu tư săn đón và kỳ vọng vào cơ hội đầu tư sinh lời.
Vì sao giá đất tăng trước thông tin sáp nhập xã, bỏ cấp huyện?

Vì sao giá đất tăng trước thông tin sáp nhập xã, bỏ cấp huyện?

Giá đất bỗng chốc "hóa rồng" nhờ tin sáp nhập xã, bỏ huyện. Liệu đây là "miếng bánh ngon" hay "cái bẫy ngọt ngào"?
Hà Nội: Hàng nghìn căn hộ tái định cư không người ở

Hà Nội: Hàng nghìn căn hộ tái định cư không người ở

Theo ghi nhận của phóng viên, dự án nhà ở tái định cư tại phường Thượng Thanh dù đã hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn không bóng người đến ở.
Khởi công dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng gần 11.500 tỷ đồng

Khởi công dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng gần 11.500 tỷ đồng

Dự án Khu đô thị mới Thuận Phước - Đà Nẵng rộng gần 97 ha, tổng mức đầu tư gần 11.500 tỷ đồng, là công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Nhếch nhác dự án Công viên hồ điều hòa Nam Trung Yên

Nhếch nhác dự án Công viên hồ điều hòa Nam Trung Yên

Nằm ở vị trí đắc địa, với tổng vốn tới 1.600 tỷ đồng nhưng Dự án Công viên, hồ điều hòa Nam Trung Yên, Hà Nội vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm.
Na Uy

Na Uy 'rót' 1 tỷ USD vào bất động sản châu Âu

Mới đây, Quỹ Tài sản quốc gia của Na Uy đã công bố một thương vụ đầu tư lớn vào thị trường bất động sản London và khu vực châu Âu với tổng giá trị 1 tỷ USD.
Sonkim Capital và quỹ PVI thiết lập quan hệ chiến lược

Sonkim Capital và quỹ PVI thiết lập quan hệ chiến lược

Quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng cao.
TP.Hồ Chí Minh: Thời cơ ‘vàng’ xuống tiền mua bất động sản

TP.Hồ Chí Minh: Thời cơ ‘vàng’ xuống tiền mua bất động sản

Chuyên gia nhận định, dòng tiền đang chảy mạnh vào bất động sản ở TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt tại trung tâm mới, khu đô thị, khu hưởng lợi từ hạ tầng trọng điểm.
Bất động sản địa phương nào được quan tâm nhất trước sáp nhập tỉnh?

Bất động sản địa phương nào được quan tâm nhất trước sáp nhập tỉnh?

Thị trường bất động sản luôn phản ứng mạnh mẽ trước những thay đổi lớn về hành chính, đặc biệt là khi có thông tin về việc sáp nhập tỉnh.
Chủ tịch BHS: Thị trường bất động sản bước vào ‘bữa tiệc lớn’ khi sáp nhập tỉnh

Chủ tịch BHS: Thị trường bất động sản bước vào ‘bữa tiệc lớn’ khi sáp nhập tỉnh

Chủ tịch BHS nhận định, thị trường bất động sản sẽ bước vào một ‘bữa tiệc lớn’ khi sáp nhập tỉnh và ai không ngồi vào ‘sẽ bị bụng đói khi tiệc tàn’.
Dạo quanh thị trường bất động sản trước sáp nhập tỉnh

Dạo quanh thị trường bất động sản trước sáp nhập tỉnh

Thị trường bất động sản trước sáp nhập tỉnh hết sức sôi động. Đây được cho là thời điểm vàng để đầu tư sinh lời.
Thông tin mới về đô thị loại 3 Văn Giang khiến giới bất động sản quan tâm

Thông tin mới về đô thị loại 3 Văn Giang khiến giới bất động sản quan tâm

Huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) sẽ trở thành đô thị loại 3 đã khiến thị trường bất động sản khu vực này sôi động hơn và "hút" sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Lợi dụng chủ trương sáp nhập tỉnh thành phố, nhiều tổ chức cá nhân tung tin giả để tạo “sóng ảo” bán nhà đất.
Trước sáp nhập tỉnh, bất động sản công nghiệp và logistics

Trước sáp nhập tỉnh, bất động sản công nghiệp và logistics 'hút' nhà đầu tư

Nhu cầu của các doanh nghiệp về bất động sản công nghiệp và logistics đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt thời điểm có thông tin chuẩn bị sáp nhập tỉnh.
Dòng vốn đầu tư bất động sản dịch chuyển thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Dòng vốn đầu tư bất động sản dịch chuyển thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Thị trường bất động sản có nhiều biến động, dòng vốn dịch chuyển ở nhiều phần khúc trước thời điểm dự kiến sáp nhập tỉnh, thành phố.
Doanh nghiệp đồng hành để Thủ Đức thành cực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp đồng hành để Thủ Đức thành cực tăng trưởng mới

Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp theo của thành phố này.
Bất động sản vùng ven ‘dậy sóng’ sau tin sáp nhập tỉnh

Bất động sản vùng ven ‘dậy sóng’ sau tin sáp nhập tỉnh

Những ngày gần đây, thông tin về việc sáp nhập tỉnh lân cận vào TP. Hồ Chí Minh đã khiến thị trường bất động sản vùng ven có những biến động mạnh mẽ.
Flamingo khởi công khu nghỉ dưỡng quốc tế Luxury Retreat Thái Nguyên

Flamingo khởi công khu nghỉ dưỡng quốc tế Luxury Retreat Thái Nguyên

Ngày 15/3, Tập đoàn Flamingo đã khởi công Flamingo Majestic Island Resort tại Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.
Hạ tầng bứt phá hút giới đầu tư đổ về Ocean City

Hạ tầng bứt phá hút giới đầu tư đổ về Ocean City

Đầu năm 2025, Ocean City liên tục đón tin vui về quy hoạch hạ tầng trọng điểm. Khi mọi tuyến đường đều dẫn lối về đô thị ở tốt nhất thế giới
Khi nào Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhà ở xã hội?

Khi nào Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhà ở xã hội?

Được giao chỉ tiêu đến năm 2030 có hàng chục nghìn nhà ở xã hội, nhưng đến nay một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn ''trắng'' nhà ở xã hội.
Việt Nam thành điểm đến đầu tư bất động sản cao cấp

Việt Nam thành điểm đến đầu tư bất động sản cao cấp

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á cho các khoản đầu tư vào bất động sản cao cấp.
3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất

3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất

Bất động sản bước vào chu kỳ mới, người mua quan tâm điều gì nhất? Chuyên gia đã chỉ ra 3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất.
Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư tại quận Long Biên bỏ hoang phí

Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư tại quận Long Biên bỏ hoang phí

Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân tại Hà Nội đang rất cao, trên địa bàn quận Long Biên vẫn có nhiều tòa nhà tái định cư bỏ hoang.
Thị trường nhà ở Anh chậm nhất trong hơn một năm

Thị trường nhà ở Anh chậm nhất trong hơn một năm

Thị trường nhà ở Vương Quốc Anh đã có tháng chậm nhất trong hơn một năm vào tháng Hai.
Mobile VerionPhiên bản di động