Đồng Tháp xúc tiến thành lập Trung tâm phân phối nông sản
Thương mại Thứ ba, 25/02/2020 - 19:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thông tin được ông Phạm Thiện Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - khẳng định, trong buổi làm việc với Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) và các đơn vị liên quan để bàn về ý tưởng thực hiện mô hình Trung tâm phân phối nông sản, vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Lấy cảm hứng mô hình... từ bánh mì thanh long
Câu chuyện “giải cứu” nông sản thời gian qua rất được quan tâm, nhất là trong tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Nhưng “giải cứu” chỉ là nhất thời, nếu không có biện pháp căn cơ, thì người nông dân vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn với điệp khúc cứ lặp lại “được mùa mất giá”.
![]() |
Trung tâm phân phối nông sản sẽ là nơi tập trung dữ liệu, phân tích, dự báo thị trường, nắm bắt thông tin và định hướng cho bà con nông dân |
Cũng với hành động “giải cứu” nông sản nhưng bằng cách khác, quyết tâm hơn, táo bạo hơn và bền vững hơn, vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, lãng đạo tỉnh Đồng Tháp cùng lãnh đạo các sở Công Thương và các sở ngành liên đã có buổi làm việc Hội DNHVNCLC và các DN liên quan để bàn về ý tưởng thực hiện mô hình Trung tâm phân phối nông sản.
Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DNHVNCLC chia sẻ, trong khi thanh long bị dồn ứ tại cửa khẩu, không thể xuất sang Trung Quốc do dịch bệnh Covid-19, thì ông Kao Siêu Lực - Tổng Giám đốc Công ty bánh kẹo Á Châu (ABC) không chỉ sáng tạo, mang đến cho người tiêu dùng bánh mì thanh long - một sản phẩm mới lạ, độc đáo. Đây chính là cách ông Kao Siêu Lực “giải cứu” hàng chục tấn thanh long - loại nông sản đang bị ách tại cửa khẩu Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo Bà Vũ Kim Hạnh, từ hành động thiết thực của “vua bánh mì” Kao Siêu Lực chính là cảm hứng để bà cùng Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit (Vinamit) quyết định đề xuất thành lập Trung tâm phân phối nông sản với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.
Cần thiết thành lập mô hình Trung tâm phân phối nông sản
Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch Vinamit cho rằng, để nâng cao giá trị sản phẩm cho nông sản, gia tăng giá trị xuất khẩu, cần phải đồng bộ về mục đích giữa các thành phần xã hội cũng như cơ quan quản lý Nhà nước thì mới phát triển bền vững. Trong đó, các DN và chính quyền cần hợp tác để ngăn chặn những rủi ro, biến đổi của thị trường, giải quyết vấn đề cho nông dân...
![]() |
Doanh nghiệp và chính quyền cần hợp tác để ngăn chặn những rủi ro, biến đổi của thị trường, giải quyết vấn đề thiết thực cho nông dân |
Theo đó, ông Viên đề xuất thành lập Trung tâm phân phối nông sản với 2 chức năng: Sơ chế, phân loại, đóng gói, bảo quản, tồn trữ nông sản; phân phối thị trường nội địa và xuất khẩu..
Cụ thể, Trung tâm sẽ là nơi tập trung dữ liệu, phân tích, dự báo thị trường, nắm bắt thông tin và định hướng cho bà con nông dân. Nhiệm vụ là phát triển nông nghiệp theo đúng nhu cầu thị trường và sản lượng, chất lượng, tiêu chuẩn mà khách hàng mong đợi. Từ đó đáp ứng được nhu cầu mong đợi của người tiêu dùng, nhà phân phối sỉ và lẻ, nội địa và xuất khẩu; quản lý được rủi ro, tăng giảm của thị trường (được mùa, mất giá; được giá, mất mùa). Đồng thời, tạo mối quan hệ hữu cơ giữa người trồng và người mua, giữa người trồng và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Trung tâm phân phối nông sản có cơ hội hiểu rõ hơn về thị trường, từ đó có kế hoạch hợp tác với khách hàng đồng thời lên kế hoạch canh tác với từng nhà vườn. Đặc biệt, Trung tâm sẽ có đủ dữ liệu để dự báo khi gặp những khủng hoảng để phối hợp với Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và hiệp hội để giải quyết vấn đề một cách có bài bản và căn cơ hơn.
Đánh giá cao ý tưởng mô hình Trung tâm phân phối nông sản, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan, khẳng định không thể không làm. Thời gian tới, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ có thư ngỏ gửi Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trong đó trình bày ý tưởng và tham vấn ý kiến đóng góp cho mô hình cũng như chính sách hỗ trợ.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND Đồng Tháp cho rằng, mô hình này cần có sự tham gia chỉ đạo của Chính phủ. “Vấn đề cần giải quyết trước mắt đó là bộ máy điều hành Trung tâm, đơn vị phân phối trên cả nước và xuất khẩu. Đặc biệt, sớm hoàn chỉnh ý tưởng, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện tại Đồng Tháp, sau đó, tiếp tục rút kinh nghiệm và nhân rộng” - Phó Chủ tịch UBND Đồng Tháp nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam- Liên bang Nga xúc tiến thương mại lĩnh vực dệt may

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Lào

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 11% về lượng
Tin cùng chuyên mục

Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương hỗ trợ “phủ sóng” nông sản trên sàn thương mại điện tử

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Vụ việc 100 container hạt điều suýt bị mất tại Italia: Bài học nào cho doanh nghiệp?

Thương mại điện tử: Giải bài toán giá và dịch vụ logistics

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc

NewZealand khởi động chiến dịch bán lẻ “Made With Care” tại siêu thị Lotte

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ thương mại Festival Huế 2022

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Gia Lai: 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,33%

Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường
