Đồng Tháp: Hình thành các chuỗi cung ứng từ chương trình bình ổn thị trường

Sự hợp tác giữa Đồng Tháp với TP. Hồ Chí Minh thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường đã hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa của hai địa phương.

Hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa

Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, cách TP. Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, là một trong những địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, chế biến nông - thủy sản và phát triển các chuỗi sản phẩm từ nông nghiệp với nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú với sản lượng lên đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.

Đồng Tháp: Hình thành các chuỗi cung ứng từ chương trình bình ổn thị trường
Nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản, đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp được giới thiệu, trưng bày tại các chương trình kết nối cung cầu tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua

Trong thời gian qua sự hợp tác giữa tỉnh Đồng Tháp với TP. Hồ Chí Minh thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường đã mạng lại nhiều kết quả tích cực. Trong đó, đã hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa doanh nghiệp của hai địa phương. Qua đó, đã góp phần bình ổn thị trường, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp – cho biết: Sự phối hợp giữa tỉnh Đồng Tháp và TP. Hồ Chí Minh thực hiện chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố, đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, tỉnh Đồng Tháp và TP. Hồ Chí Minh đã ký kết các bản thỏa thuận kết nối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường hàng năm. Theo đó, Đồng Tháp tham gia cung ứng nguồn nguyên liệu an toàn, chất lượng với mức giá hợp lý cho các doanh nghiệp, kênh phân phối tại TP. Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị, hội thảo được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và tại tỉnh Đồng Tháp với sự tham gia hưởng ứng của các doanh nghiệp 2 địa phương.

Trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh giới thiệu cho Đồng Tháp các doanh nghiệp bán hàng bình ổn giá, tham gia các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn, cụm công nghiệp gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Đồng Tháp.

Song song đó, TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ liên kết đầu tư giữa các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Tháp về phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa với các doanh nghiệp đến từ TP. Hồ Chí Minh như siêu thị Co.opmart (4 siêu thị), chuỗi cửa hàng bách hóa xanh (50 cửa hàng)…

Đồng Tháp: Hình thành các chuỗi cung ứng từ chương trình bình ổn thị trường
Sự hợp tác giữa Đồng Tháp với TP. Hồ Chí Minh thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường đã hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa của hai địa phương

Trong bối cảnh, “giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông sản đang tăng cao, nhưng doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp vẫn đảm bảo cung ứng hàng hóa cho thị trường TP. Hồ Chí Minh với giá ổn định. Qua đó, đã góp phần làm bình ổn giả cả hàng hóa”- ông Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ.

Nhìn chung, việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường, cũng như chương trình hợp tác thương mại và kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh và Đông Tháp trong những năm qua đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời, mở rộng mạng lưới phân phối gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động cũng như thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường ngay tại các địa phương.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Đồng Tháp, thông qua chương trình hợp tác thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa với TP. Hồ Chí Minh, đã có nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản, đặc trưng của tỉnh như trái cây, bột các loại, các sản phẩm chế biến sau gạo, các loại bánh, mứt chế biến từ gạo, sen… và các nông sản khác đã có mặt tại các Siêu thị Co.opmart, Big C, Vinmart, Lotte, Aeon, hệ thống cửa hàng tiện ích Bách hóa Xanh…

Còn nhiều hạn chế - cần đẩy mạnh hợp tác nâng cao hiệu quả

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp vẫn còn một số hạn chế trong công tác phối hợp thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường như: Các doanh nghiệp, cơ sở của tỉnh Đồng Tháp có quy mô nhỏ và vừa, khả năng tài chính có hạn, chưa tạo được nhiều liên kết - hợp tác nên chưa tạo được lượng hàng hóa có quy mô lớn, thường xuyên. Ngoài ra, chất lượng hàng hóa chưa đồng đều để đảm bảo hợp tác tiêu thụ, cung ứng theo yêu cầu của các nhà phân phối lớn tại TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, việc gắn kết giữa các doanh nghiệp của hai địa phương xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản đang trong quá trình thực hiện và chưa đạt được nhiều kết quả. Nguyên nhân, do chưa có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh chưa mạnh dạn tham gia với vai trò dẫn dắt chuỗi các mặt hàng nông sản trái cây của tỉnh. Trong khi các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đa phần nhỏ lẻ, khả năng định hướng sản xuất, tiếp cận thị trường và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu còn hạn chế.

Bên cạnh đó, chưa có cơ sở dữ liệu chung giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh về thông tin sản phẩm, nhu cầu liên kết tiêu thủ của các kênh phân phố để hình thành kênh thông tin tin cậy giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, hệ thống phân phối, xây dựng vùng nguyên liệu.

Do đó, để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt, cần khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn TP. Chí Minh thời gian tới. Ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, TP. Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp các địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các tỉnh và năng lực sản xuất, nhu cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp, các nhà phân phối, các công ty, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu... Đồng thời, hình thành kênh thông tin tin cậy nguồn nguyên liệu - phân phối nhằm đẩy mạnh liên kết sản xuất - tiêu thụ tin cậy giữa các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại, liên kết vùng giữa các địa phương.

Đối với tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ vận động giới thiệu hệ thống phân phối, doanh nghiệp tham gia hỗ các địa phương thực hiện kết nối, theo chuỗi ngành hàng, gắn kết sản xuất với tiêu thụ nhằm xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh.

Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Cũng như thường xuyên trao đổi, đối thoại giữa địa phương và cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cũng như thông tin thị trường, nhu cầu người dân để kịp thời thực hiện giải pháp ổn định giá, bình ổn thị trường phù hợp.

Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả của chương trình cần sớm triển khai xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh. Từ đó, tăng kết nối vùng giữa các địa phương, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi cung ứng phục vụ thị trường TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời cung ứng hàng hóa lại cho các tỉnh góp phần bình ổn thị trường của các địa phương.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng bình ổn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kết nối cung cầu, đưa sản phẩm OCOP Ninh Thuận vào kênh phân phối

Kết nối cung cầu, đưa sản phẩm OCOP Ninh Thuận vào kênh phân phối

Ngày 17/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình Kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Sắp diễn ra phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý

Phiên chợ hàng Việt về huyện đảo Phú Quý năm 2024 với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ được tổ chức vào cuối tháng 4/2024.
Thương mại hóa hàng Việt trên nền tảng số

Thương mại hóa hàng Việt trên nền tảng số

Theo sau chiến dịch Chợ phiên OCOP, sáng kiến Tự hào hàng Việt tiếp tục nhân rộng quy mô, thương mại hóa các sản phẩm hàng nội địa trên nền tảng số.
Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Năm 2024, Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp Công đoàn.
Ninh Thuận lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024

Ninh Thuận lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024

Tham gia trưng bày nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng tại Hội Báo toàn quốc 2024, Ninh Thuận mong muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương tới khách tham quan.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt

Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo sức lan tỏa lớn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt.
Nước tương Việt lên kệ siêu thị tại Hoa Kỳ

Nước tương Việt lên kệ siêu thị tại Hoa Kỳ

Các sản phẩm nước tương của một doanh nghiệp Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Hoa Kỳ - một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Đưa sản phẩm Quảng Trị vào hệ thống phân phối Saigon Co.op

Đưa sản phẩm Quảng Trị vào hệ thống phân phối Saigon Co.op

Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị đã ký kết chương trình hợp tác về phát triển điểm bán mới và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương vào hệ thống Saigon Co.op.
Xem nghệ nhân Nguyễn Bá Châu "thổi hồn" vào những chiếc trống đồng tinh xảo

Xem nghệ nhân Nguyễn Bá Châu "thổi hồn" vào những chiếc trống đồng tinh xảo

Đồng được đem vào lò nấu chảy, vớt bỏ tạp chất rồi rót vào khuôn được đúc sẵn, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân, trống đồng với nhiều họa tiết tinh xảo ra đời
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thanh Hóa: Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi.
Đà Nẵng: Sáng tạo, tích cực lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Đà Nẵng: Sáng tạo, tích cực lan tỏa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Hàng Việt Nam đã được người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn trong tiêu dùng hàng ngày. Đây là kết quả từ những sáng tạo trong công tác xúc tiến thương mại.
“Rộng đường” tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh

“Rộng đường” tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh

Việc các nhà phân phối như: Saigon Co.op, Satra, MM Mega Market… hỗ trợ tiêu thụ cho các sản phẩm của doanh nghiệp xanh sẽ giúp đầu ra sản phẩm ổn định.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền hội tụ về TP. Hồ Chí Minh đón Tết

Sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền hội tụ về TP. Hồ Chí Minh đón Tết

Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2023” tổ chức trong khuôn khổ hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành 2023.
Đà Nẵng: Lan tỏa hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Đà Nẵng: Lan tỏa hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Đà Nẵng đi vào thực chất khi người tiêu dùng thành phố ưu tiên lựa chọn hàng Việt trong đời sống.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một chủ trương lớn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một chủ trương lớn

Sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong gần 15 năm triển khai CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng VN” chính là cội nguồn sức mạnh mang lại sức sống và hiệu quả.
Doanh nghiệp chung tay sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Doanh nghiệp chung tay sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối đã phối hợp sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam, giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động