Chủ nhật 20/04/2025 17:55

Đồng Tháp áp dụng mức chi mới cho hoạt động khuyến công

Quy định về nội dung hỗ trợ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hiệu lực từ ngày hôm nay, ngày 11/7.

Quy định về nội dung hỗ trợ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh được ban hành theo Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Đồng Tháp với những mức chi cụ thể cho từng nội dung.

Theo đó, mức chi chung của hoạt động khuyến công thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công được áp dụng cho 1 (một) lần hỗ trợ.

Từ ngày 11/7, Đồng Tháp áp dụng mức chi mới cho hoạt động khuyến công. Ảnh: TTKC Đồng Tháp

Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới tối đa 30% chi phí nhưng không quá 1.000 triệu đồng/mô hình; mô hình đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng tối đa 30% chi phí nhưng không quá 100 triệu đồng/mô hình.

Chi hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tối đa 30% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 300 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 1,5 lần mức hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mỗi cơ sở công nghiệp nông thôn chỉ được hỗ trợ 01 (một) lần.

Chi tổ chức bình chọn và trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh không quá 100 triệu đồng/lần tổ chức, đối với cấp huyện chi không quá 50 triệu đồng/lần tổ chức. Chi tổ chức bình chọn, trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được bình chọn đạt giải cấp tỉnh 03 triệu đồng/sản phẩm, đạt giải cấp huyện 1,5 triệu đồng/sản phẩm.

Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu.

Chi hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 35 triệu đồng/cơ sở.

Chi hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp (hỗ trợ sau khi cơ sở công nghiệp nông thôn đã hoàn thành việc đầu tư): Mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà, xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong 02 năm đầu nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở.

Chi hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/cơ sở.

Ngoài ra, quy định còn quy định mức cho cụ thể cho xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; thành lập hội, hiệp hội ngành nghề cấp huyện và cấp tỉnh; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo và chi quản lý chương trình đề án khuyến công.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Đồng Tháp

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045