Đồng Nai phối hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Địa phương 30/08/2022 09:55 Theo dõi Congthuong.vn trên
Duy trì lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ: Cần sớm xây dựng Luật Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Khó đáp ứng được yêu cầu chuỗi cung ứng |
Công nghiệp hỗ trợ đã giữ vị trí then chốt
Tỉnh Đồng Nai hiện đã trở thành một trong những trung tâm hàng đầu của khu vực Đông Nam bộ và cả nước về sản xuất công nghiệp. Trong đó, có hơn 60% sản phẩm công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được cung ứng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, tăng giá trị gia tăng.
![]() |
Trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai tính đến nay có đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu thuộc về nhóm hàng công nghiệp hỗ trợ |
Theo bà Nguyễn Hoàng Quyên - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai) hiện trên địa bàn tỉnh có trên 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chiếm tỷ lệ hơn 11,4% tổng số doanh nghiệp và tạo việc làm cho hơn 158 ngàn lao động.
Trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai tính đến nay có đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu thuộc về nhóm hàng công nghiệp hỗ trợ. Hiện Đồng Nai là một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Các doanh nghiệp Đồng Nai được các nhãn hàng trên thế giới đánh giá cao về tính năng động, có khả năng hoàn thành được nhiều đơn hàng khó, số lượng lớn trong thời gian ngắn.
Tuy hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động nhưng sản xuất và xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn tăng trưởng ổn định. Đơn đặt hàng đến với doanh nghiệp trên địa bàn tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Theo ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Kaneko sản phẩm của công ty là các loại van cho máy móc công nghiệp, tàu thủy, máy bay, tàu vũ trụ, hệ thống lọc dầu… Kaneko luôn nghiên cứu đưa ra các dòng sản phẩm mới ứng dụng công nghệ cao đảm bảo an toàn ở mức cao nhất cho các doanh nghiệp sử dụng vì thế công ty vẫn nhận được các đơn hàng lớn của đối tác ở nhiều quốc gia.
Gần đây, nhiều tập đoàn lớn đã phân bổ lại chuỗi cung ứng để tránh lệ thuộc vào một số nước và Việt Nam là nơi được lựa chọn nhiều. Vì thế nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã nhanh chóng linh hoạt hơn trong xây dựng kế hoạch và điều hành sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhiều doanh nghiệp cũng đang tiếp tục tuyển thêm lao động để mở rộng sản xuất và xuất khẩu.
Phối hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo đánh giá của Sở Công Thương Đồng Nai mặc dù được đánh giá là địa phương có ngành công nghiệp hỗ trợ tương đối phát triển, nhưng trên thực tế, ngành phụ thuốc rất nhiều từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nội phần lớn quy mô nhỏ, năng lực tài chính, công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các đối tác. Bên cạnh đó, sự kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu, sự liên kết giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chủ yếu diễn ra giữa các đối tác có vốn đầu tư nước ngoài. Sự tham gia của các doanh nghiệp nội vào chuỗi giá trị các ngành công nghiệp chế tạo của thế giới mới bắt đầu...
Từ phía các doanh nghiệp cũng nêu một số vướng mắc khác như triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn chậm, doanh nghiệp chưa được thụ hưởng nhiều từ các chương trình hỗ trợ để từ đó phát triển bền vững, kết nối đào tạo nhân lực, hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất còn rời rạc...
Để khắc phục nhanh những hạn chế này Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cùng các đơn vị liên quan sẽ tăng trao đổi thông tin thường xuyên; phối hợp, triển khai các chính sách hỗ trợ một cách hợp lý, kịp thời để thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh phát triển.
Tỉnh đã và đang phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cùng với các chính sách khuyến khích kèm theo, đặc biệt là các chính sách về tài chính, thuế, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý… Việc xây dựng chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ cũng được xem là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, bởi việc nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thái Bình: Hôm nay khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Độc đáo màn giao lưu hát đối Việt Nam - Trung Quốc trên sông biên giới Bắc Luân

Quảng Nam xử phạt 131 vụ vi phạm khai thác IUU trong năm 2023

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá chình bông Phú Yên từ chỉ dẫn địa lý

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ, bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nhận giải Sáng tạo kỹ thuật
Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Quy hoạch cảng cạn quy mô đến 50.000 Teu/năm

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Hà Nội nhận Giải thưởng Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo

Quảng Ninh: Khai mạc Hội chợ Thương mại và Du lịch quốc tế Việt - Trung lần thứ 15

Thanh Hóa: Đề nghị thu hồi dự án 2.300 tỷ của Tập đoàn FLC

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân chong đèn "nuôi" hoa Tết

Bắc Ninh sẽ xử lý nghiêm cán bộ vi phạm đạo đức công vụ và văn hóa công sở

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Thanh Hóa: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền pháp luật qua zalo

Khánh Hòa bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch

Quảng Nam: Nhà trường “bắt tay” với doanh nghiệp đưa sinh viên sang Nhật làm việc

Quảng Ninh: Tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Đồng Nai tập trung xây dựng mã vùng trồng, đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu

Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển thành phố thông minh, bền vững

Công ty Cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam mở văn phòng tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu xây dựng cơ sở sửa chữa, thực hành máy bay

Quảng Nam: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng giảm 26,3%

Tiền Giang: Gần 554 tỷ đồng dự trữ, cung ứng hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
