Dòng chảy hàng hoá trong dòng sông hữu nghị Việt Nam - Lào

Dòng chảy hàng hoá là minh chứng sinh động cho sự phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào; đập tan âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Những ngày tháng 5 này, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào đang có nhiều nỗ lực để phát triển hơn nữa dòng chảy thương mại hai nước, ngay sau chuyến thăm và làm việc tại Lào của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Hai bên tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực để triển khai các nội dung hợp tác song phương Việt Nam - Lào mà lãnh đạo cấp cao hai nước, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thống nhất trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng…

Qua báo chí ngành Công Thương cho biết, Thủ tướng Lào rất quan tâm và mong muốn Bộ Công Thương hai nước nỗ lực để hàng hoá Việt Nam, nhất là hàng tiêu dùng, các loại thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam hiện diện ở thị trường Lào nhiều hơn nữa. Và ngay khi trở về nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều chỉ đạo tích cực, hiệu quả. Trong dòng chảy thương mại phát triển hơn giữa hai bên, sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng rất có ý nghĩa giữa bối cảnh nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gẫy.

Thương mại Việt Nam - Lào: Đường lớn đã mở

Dòng chảy thương mại giờ đây cũng là dòng chảy của hợp tác, hữu nghị, là sợi dây thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa hai nước anh em. Những kết quả đạt được thời gian qua đã chứng minh nỗ lực rất cao của hai nước để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra.

Năm 2021 lãnh đạo cấp cao giao chỉ tiêu kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tăng khoảng 10%, nhưng thực tế kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam - Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2020. Vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Công Thương Lào bày tỏ quyết tâm phấn đấu để kim ngạch thương mại song phương của hai nước không phải chỉ dừng ở mức 2 tỷ USD mà sẽ sớm vượt 2 tỷ USD trong thời gian tới.

Kết quả tốt đẹp ấy thêm một lần nữa minh chứng chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 đã xác định chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đầu tháng 11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đến tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 26/CT-TTg về nội dung đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn.

Đảng, Nhà nước ta cũng thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: “Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng; ưu tiên các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ và giá trị gia tăng cao, mô hình quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối với khu vực kinh tế trong nước”.

Bộ Công Thương là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, đã có nhiều nỗ lực, tích cực, chủ động, đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại luôn cố tình xuyên tạc, vu cáo, chống phá Việt Nam trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách, tiềm năng cũng như thực tế việc tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thậm chí chúng tìm mọi cách chống phá việc Việt Nam ký kết, hợp tác với quốc tế. Vừa qua, chúng xuyên tạc mối quan hệ giữa Việt Nam với nước láng giềng anh em là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Chúng phủ nhận kết quả thương mại giữa hai nước, xuyên tạc hàng hóa giữa hai nước không đảm bảo chất lượng, cho rằng quan hệ thương mại giữa hai nước tới đây sẽ mù mịt vì kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ…

Thực tế lịch sử Việt Nam và Lào đã chứng minh đó chỉ là những hành vi chống phá vô căn cứ, sai với sự thật. Bởi lâu nay, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào luôn được khẳng định là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt. Đây là mối quan hệ thủy chung son sắt, hợp tác toàn diện, hữu nghị vừa là đồng chí, vừa là anh em mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp, giữ gìn và phát triển.

Trong hòa bình xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào tiếp tục củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị cùng chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.

Với nghị quyết, chủ trương cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của hai Đảng, các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhân dân hai nước đã tăng cường xây dựng phát triển mối quan hệ tốt giữa hai bên. Hiện nay, Việt Nam có hơn 400 dự án, tổng số vốn cam kết hơn 5 tỷ USD là nhà đầu tư lớn thứ 3 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Niềm tin và uy tín giữa hai nước ngày càng được củng cố, tăng cường, phát triển tốt đẹp hơn…

Việc quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào vẫn phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả; đồng thời hai nước tiếp tục các biện pháp nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, thiết thực kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký Hiệp định hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào càng cho thấy đó là hướng đi đúng đắn.

Trong đó, Bộ Công Thương hai nước đã và đang làm tốt vai trò thúc đẩy dòng chảy hàng hoá thương mại giữa hai nước chảy mạnh hơn, đóng góp tích cực hơn vun đắp tình cảm hữu nghị hai nước như tinh thần trong lời thơ bất hủ của Hồ Chủ tịch: Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà , Cửu Long!

Phạm Hoàng Quân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra.
Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 đã được ngành Công Thương triển khai một cách mạnh mẽ, trở thành giải pháp cấp bách, có tính sống còn.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Với nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương đang cho những “trái ngọt”.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi tiên quyết, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động