Quản lý thị trường Hà Nội: Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm |
Công tác đảm bảo (ATTP) luôn được Bộ Công Thương quan tâm, đồng thời triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Ông Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) - cho biết, vừa qua, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các tỉnh: Quảng Nam, Điện Biên, Lai Châu và TP. Đà Nẵng.
Lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm |
Thực tế kiểm tra cho thấy, công tác chỉ đạo đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 được quan tâm. Chính quyền các cấp đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo sự thống nhất từ tỉnh/thành phố đến cơ sở.
Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm cho nhân dân đã được các cấp, các ngành triển khai tổ chức dưới nhiều hình thức, dễ tiếp cận, phù hợp với các đối tượng, diễn biến tình hình dịch Covid-19 và được đẩy mạnh vào các dịp cao điểm.
Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố tiếp tục được duy trì, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, góp phần chấn chỉnh và đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
Tuy nhiên, một số khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, đó là, đầu tư nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Biên chế cho công tác an toàn thực phẩm rất hạn chế, đặc biệt tại tuyến huyện, xã; chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên môn về lĩnh vực an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao nên việc áp dụng các mô hình chuẩn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như công tác quản lý và áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn.
Với vị trí là đơn vị đầu mối của ngành Công Thương trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Vụ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tham mưu với lãnh đạo bộ, chỉ đạo điều hành, gắn kết chặt chẽ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với công tác quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường, bình ổn thị trường, cân đối cung - cầu, nâng cao năng suất chất lượng thực phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, hài hòa với các chuẩn mực quốc tế.
Mặt khác, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh về tác hại của việc kinh doanh và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định phục vụ quản lý nhà nước.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng là thực phẩm trên địa bàn góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng
Chủ động đàm phán xử lý các rào cản kỹ thuật, phối hợp các nước trong kiểm tra tại nguồn nhằm giúp cho thực phẩm của nước ta xuất khẩu đi các thị trường trên thế giới được đảm bảo về an toàn thực phẩm.
Bộ Công Thương sẽ tiến hành xác minh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời, công khai thông tin cho người tiêu dùng biết theo quy định. |