Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu

Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Mục sở thị dệt thổ cẩm truyền thống đồng bào Mông bản Cát Cát Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Nghề dệt lanh Cán Tỷ đã có từ lâu đời gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Mông huyện Quản Bạ, tỉnh Hà giang. Tuy nhiên, các sản phẩm làm ra chủ yếu để sử dụng hàng ngày. Trước một nền công nghiệp may mặc ngày càng phát triển với nhiều loại vải vóc, mẫu mã đa dạng, chi phí thấp... đã làm các sản phẩm của đồng bào cùng với nghề dệt lanh Cán Tỷ truyền thống dần bị mai một theo thời gian.

Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Nghề dệt lanh Cán Tỷ đã gắn bó mật thiết với đồng bào Mông huyện Quản Bạ

Không đứng nhìn nghề dệt lanh Cán Tỷ đi vào quên lãng, bà Giàng Thị Say cùng một nhóm các chị em có nghề dệt đứng lên thành lập HTX Dệt lanh Cán Tỷ năm 2010. Khi mới thành lập HTX Dệt lanh Cán Tỷ, sản phẩm lanh của HTX gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ các cơ chế khuyến khích của tỉnh, huyện, hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các lễ hội, hội chợ, khu du lịch… nên sản phẩm lanh của HTX dần có chỗ đứng, nhận được sự tin tưởng, yêu thích của khách hàng.

Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Sản phẩm dệt lanh Cán Tỷ dần có chỗ đứng, nhận được sự tin tưởng của khách hàng

Theo Giám đốc HTX Dệt lanh Cán Tỷ, bà Giàng Thị Say, để sản xuất ra một sản phẩm được làm từ vải thổ cẩm lanh, những phụ nữ dân tộc Mông phải mất rất nhiều công sức với hàng chục công đoạn làm hoàn toàn bằng thủ công: Từ trồng lanh, thu hoạch, bóc tách sợi, giã sợi, quay sợi, nấu sợi, dựng khung dệt…

Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Để tạo ra một sản phẩm dệt lanh phải trải qua rất nhiều công đoạn
Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Công đoạn tách xử lý những sợi lanh phải đều nhau
Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Quấn và nối sợi đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật

Bà Say cho rằng, một trong những điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của những tấm thổ cẩm lanh của người Mông xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ chính là việc tạo nên những hoa văn, họa tiết bằng kỹ thuật thêu đắp vải màu và vẽ hoa văn sáp ong độc đáo. Trong đó công đoạn vẽ sáp ong trên vải lanh là khâu quan trọng nhất, bởi vẽ sao cho họa tiết phải đẹp, rõ nét. Những họa tiết trên mỗi sản phẩm thổ cẩm cho thấy sự tài hoa, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo từ những đôi bàn tay lao động cần mẫn của những phụ nữ Mông. Đây là một minh chứng sinh động thể hiện đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào Mông trên Cao nguyên đá đã vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp.

Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Vẽ sáp ong trên vải lanh là khâu quan trọng nhất

Từ những sản phẩm thổ cẩm lanh, phụ nữ người Mông Cán Tỷ ngày nay đã làm gần 40 sản phẩm như: Váy, áo, trang phục cách điệu, khăn quàng, ví, túi đeo điện thoại, ba lô, chiếc móc chìa khóa xinh xắn trở thành hàng hóa được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng. Nghề dệt lanh Cán Tỷ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông không chỉ có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mình mà còn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bà Giàng Thị Say cho biết: Trước kia, khi mới thành lập, các sản phẩm vải lanh của HTX cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ. Nhưng nhờ có các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh trong quá trình giới thiệu và quảng bá sản phẩm tại các lễ hội, các hội chợ, các khu du lịch… nên hiện nay các sản phẩm từ nghề dệt lanh của HTX đã có chỗ đứng trên thị trường.

Độc đáo nghề dệt lanh Cán Tỷ, từ xây dựng đến khẳng định thương hiệu
Dệt lanh Cán Tỷ, dần khẳng định thương hiệu

Các sản phẩm từ nghề dệt lanh của HTX đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan, người tiêu dùng và đã có mặt tại hầu hết các hội chợ trong và ngoài tỉnh. 13 năm thành lập và phát triển HTX Dệt lanh Cán Tỷ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục phụ nữ người Mông trên địa bàn. Tùy từng công đoạn và độ khéo tay mà người lao động sẽ được trả tiền công tương xứng, trung bình 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Hiện tại HTX Dệt lanh Cán Tỷ không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công bán ra thị trường mà còn là môi trường lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc. Du khách đến với HTX Dệt lanh Cán Tỷ ngoài mục đích tham quan, còn được cảm nhận sự bền bỉ, kiên trì, sáng tạo được kết tinh vào các sản phẩm của làng nghề.

Phạm Tiệp - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dệt lanh Cán Tỷ

Tin cùng chuyên mục

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Xem thêm