|
Nghi lễ trỉa hạt của đồng bào Tây Nguyên |
Trước ngày lễ, các trưởng làng và những người có uy tín trong buôn đã gặp gỡ, họp bàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng làng về công tác chuẩn bị lễ trỉa hạt. Khoảng đất tra hạt mùa mới cũng đã được đồng bào chuẩn bị sẵn sàng. Cộng đồng các dân tộc Ê Đê, Raglai, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ba Na và Tà Ôi đang sinh sống tại “Ngôi nhà chung” tập trung về làng Ê đê để tiến hành lễ trỉa hạt.
|
Lễ vật chuẩn bị trong nghi lễ |
|
Món bánh a quất, sừng trâu |
|
Chuẩn bị các dụng cụ trỉa hạt |
Khi các lễ vật đã chuẩn bị xong, 6 người phụ nữ đại diện cho 6 làng bê mâm lễ vật đã chuẩn bị sẵn sàng đưa đến gần cây nêu. Thầy cúng sửa soạn mâm lễ sau đó ngồi trước mâm lễ, phía sau là trưởng các làng Tây Nguyên và đồng bào trong buôn làng.
|
Dâng mâm lễ cúng thần linh |
|
Thầy cúng làm lễ cho hạt giống khỏe mạnh, cây cối lên nhanh |
Trong lễ cúng trỉa hạt không thể thiếu những hạt giống. Hạt giống ngô, lúa được tuyển chọn kỹ lưỡng từ mùa vụ trước và được phơi khô bảo quản trong ống tre, treo trên gác bếp tránh mối mọt, được mang ra để gieo trồng vụ mới. Những làn điệu cồng chiêng Tây Nguyên được tấu lên rộn rã mời gọi các vị thần linh về chứng kiến buổi lễ. Già làng Hồ Văn Xưng đọc lời khấn xin thần linh cho hạt giống khỏe mạnh, cây cối lên nhanh, mưa gió thuận hòa, lúa về trĩu hạt, bắp thì đầy kho.
|
Dàn cồng chiêng tấu lên bài chiêng mời thần linh |
|
Uống rượu cần, chung vui cùng đồng bào |
Sau khi khấn xong, mọi người uống rượu cần, bắt đầu từ trưởng làng đến các thành viên trong buôn và những người tham dự. Dàn cồng chiêng tấu lên, vòng xoang bắt đầu vui mừng lễ trỉa hạt, sau đó đoàn người sẽ di chuyển đến các khoảng đất cần gieo trồng mùa vụ mới tiến hành trỉa hạt.
|
Đồng bào di chuyển qua các làng dân tộc để trỉa hạt |
|
Chọc lỗ tra hạt |
|
Những hạt giống đầu tiên được gieo xuống |
|
Đến làng nào thì làng đó sẽ là chủ thể chính tra hạt |
|
Những hạt giống được gieo mang theo ước muốn một mùa thuận hòa, tốt tươi |
Đồng bào di chuyển lần lượt từ các làng dân tộc Ê Đê sang làng dân tộc RagLai qua làng dân tộc Cơ Tu, làng dân tộc Tà Ôi, làng dân tộc Xơ Đăng. Các dân tộc đã chuẩn bị các gậy chọc lỗ theo truyền thống, gùi để hạt bắp khi di chuyển đến làng nào thì làng đó sẽ là chủ thể chính tra hạt các làng anh em hỗ trợ, có âm nhạc của làng đó thể hiện niềm hân hoan của buôn làng trong mùa rẫy mới. Ở khoảng đất trồng của mỗi làng sẽ có cắm một cây nêu theo truyền thống gia chủ sẽ tra hạt ngay ở gốc cây nêu còn các làng khác tra hạt ở xung quanh theo sự hướng dẫn của gia chủ. Điểm dừng tra hạt tại làng dân tộc Ba Na đồng bào sẽ chung vui sau một mùa trỉa hạt mới, cùng nhau chúc tụng mừng vui sau một ngày lao động mệt nhọc, niềm vui hân hoan, hi vọng màu xanh sẽ phủ khắp buôn làng, mùa màng bội thu, người người sức khỏe, ấm no.
|
Lễ trỉa hạt tạo sự vui tươi và gắn kết cộng đồng |
Giám đốc Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - ông Nguyễn Thanh Sơn - chia sẻ: Giờ đây về “Ngôi nhà chung” không chỉ có ngôi nhà, có đồng bào, có hoạt động, khói bếp, tiếng cười, mà còn có không gian sinh cảnh tự nhiên, vùng, miền, dân tộc đang từng bước hình thành bởi chính sự chung tay, góp sức của đồng bào đang sinh sống tại đây. Gieo hạt trồng cây, ngoài việc có rau để ăn, mỗi không gian, mỗi ngôi nhà của đồng bào sẽ thu hút khách tham quan bỏi chính những vườn hoa, những cây cối đặc trưng cho các dân tộc, vùng miền…
|
Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên múa hát mừng lễ trỉa hạt |
Kết thúc lễ trỉa hạt, đồng bào chung vui bên ché rượu cần, hòa mình với vòng xoang, vui mừng chúc tụng, hân hoan trao nhau ánh mắt nụ cười, hy vọng màu xanh sẽ phủ khắp buôn làng... thể hiện sự đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên.