Doanh nhân Vũ Văn Hải – Cháy hết mình với những hoạt động thiện nguyện
Doanh nhân 23/11/2021 16:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Vì sao ông không chọn cách đơn giản, gọn nhẹ là ủng hộ kinh phí cho các tổ chức làm từ thiện như nhiều doanh nhân khác mà lại vận động, tổ chức hỗ trợ trực tiếp những người dân khó khăn trong suốt nhiều năm qua?
Hội Doanh nghiệp Kinh doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam có hàng nghìn hội viên hoạt động trên cả nước. Chúng tôi luôn xác định rằng, bên cạnh hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp cần có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
Khoảng 6 năm trước, khi biết tin nhiều hộ dân ở khu vực Phú Thọ và Yên Bái bị ảnh hưởng bởi bão lũ rất nặng nề, các thành viên trong Hội bàn nhau cùng đóng góp, lên ủng hộ đồng bào. Chuyến đi đấy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, có lúc cũng thấy lo lắng khi gặp núi lở, đồi lở. Lúc đoàn đến trường nội trú dành cho các em học sinh dân tộc ở Phú Thọ, bùn đất còn ngập mênh mông. Nhìn các cháu sống trong hoàn cảnh như thế, chúng tôi rất xót xa. Tại Yên Bái, khu vực chúng tôi đến thăm, có nhiều ngôi nhà tan hoang. Thời điểm ấy, chúng tôi mới chỉ mang được một số lương thực thực phẩm lên cho đồng bào, nhưng cũng cảm thấy ấm áp khi các phần quà của mình tạm đủ làm ấm lòng người dân trong hoạn nạn.
Chúng tôi không hẳn giàu có nhưng cuộc sống cũng tạm đủ đầy. Sau những chuyến đi như thế, chúng tôi thấy mình
![]() |
Doanh nhân Vũ Văn Hải |
may mắn, muốn chia sẻ với những người khó khăn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, chúng tôi không tổ chức các hoạt động mang tính chất định kỳ mà căn cứ vào thực tế. Khi có khó khăn do thiên tai, dịch hoạ…, chúng tôi lại phát động, kêu gọi, vận động các hội viên và vận động các hội khác nếu có liên kết cùng chung tay góp sức, lên đường đến với đồng bào. Tất cả kinh phí, vật chất vận động được, chúng tôi đều trao hết ngay trong từng đợt. Các đợt sau, nếu đi mới vận động tiếp. Các khoản đi lại, chi phí trong chuyến đi, mọi người đều tự túc. Các đợt lũ lụt ở miền Trung, chúng tôi tham gia cung cấp lương thực thực phẩm cho đồng bào ở Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị. Nơi nào đã có nhiều đoàn ủng hộ thì chúng tôi bàn cách hỗ trợ đồng bào gây dựng cuộc sống sau bão lũ. Ví dụ ở Quảng Bình, Quảng Trị, chúng tôi còn hỗ trợ cây, con giống, như gà nuôi…, phối hợp cũng Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội xây trường cho trẻ em vùng sâu ở Quảng Bình. Những đợt dịch bệnh do COVID-19 căng thẳng, chúng tôi tổ chức nhận bao tiêu nông sản giúp bà con ở Hải Dương, Bắc Giang. Ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi kết hợp với địa phương mua và vận chuyển những vật dụng thiết yếu như gạo, đưa rau củ quả từ Đà Lạt về hỗ trợ đồng bào khó khăn. Gần đây nhất, tại Hà Nội, thời điểm dịch phát trở lại, phải thực hiện giãn cách, nhiều người bị “sốc” tâm lý, nhất là những người lao động tự do, họ phải thuê nhà, không đi đâu được, không kiếm tiền được nhưng vẫn phải trả tiền thuê nhà và rất nhiều chi phí sinh hoạt khác. Các thành viên trong Hội bàn nhau đóng góp, tổ chức mua mì, gạo, dầu ăn, mắm, muối, rau củ quả, hỗ trợ những người khó khăn…. Nói chung là cách làm của chúng tôi khá linh hoạt.
Khi làm thiện nguyện mùa dịch, nhiều người có tâm lý e ngại vì thực sự nguy hiểm. Ông có gặp khó khăn gì khi thuyết phục các thành viên trong Hội và trấn an người thân của mình?
Nói thật là có, nhưng chúng tôi xác định, làm thiện nguyện cũng phải vượt qua chính mình. Khi triển khai, phải tính toán sao cho khoa học, an toàn. Ví dụ, mua bán, giao nhận hàng hoá, thanh toán phải có kế hoạch, khoảng cách, tuân thủ các quy định. Trong lúc chưa đủ vaccine cho mọi người tham gia hoạt động thiện nguyện, chúng tôi cố gắng khắc phục bằng khẩu trang, khử khuẩn, đồ bảo hộ, tấm chắn bọt, nước súc họng… Khi bán lại cho người dân ở Hà Nội, chúng tôi bố trí quầy riêng. Có những đợt chúng tôi không quy định người mua trả bao nhiêu tiền mà họ tuỳ tâm, thiếu bao nhiêu thì Hội bù. Chúng tôi có quỹ Hội riêng, từ tài trợ của các hãng.
Chúng tôi là doanh nhân, có mối quan hệ rộng rãi, có nghề trong tổ chức công việc hơn nhiều nhóm làm thiện nguyện mang tính tự phát nên có nhiều lợi thế hơn trong hoạt động này. Ví dụ, thời điểm đầu Hà Nội thực hiện giãn cách để phòng chống dịch, khẩu trang là mặt hàng thiết yếu, thị trường khan hiếm, giá tăng vọt. Công ty Đức Chính của tôi được bạn hàng hỗ trợ khá nhiều khẩu trang, nước sát khuẩn. Chưa kể, chúng tôi có nhiều mối quan hệ, có các bạn hàng tin cậy, rất trọng uy tín nên dù thị trường khan hiếm khẩu trang, giá khẩu trang tăng phi mã, họ vẫn sẵn sàng cung cấp với giá cả bình thường, thậm chí còn ủng hộ, lấy giá thấp hơn nếu chúng tôi tổ chức các hoạt động thiện nguyện.
Chúng tôi còn có nhiều lợi thế trong tổ chức phân phối hàng cứu trợ. Các hội viên của Hội Kinh doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam có những điểm bán đẹp nhất ở Hà Nội. Chúng tôi sử dụng mặt bằng đó để đặt điểm bán hàng giải cứu nông sản, tặng quà hỗ trợ nên mọi người đi qua đấy đều dễ lấy được. Cách làm cũng rất sáng tạo. Có người tổ chức phát trực tiếp, có người để tại chỗ cùng tấm biển: Ai khó khăn thì nhận 1 phần, ai không khó khăn thì nhường cho người khác… Sau đợt này, chúng tôi đã tiêu thụ một khối lượng nông sản lớn, thu về khoảng 500 triệu đồng giúp các hộ nông dân ở Hải Dương, Bắc Giang trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất tại các địa phương này.
![]() |
Doanh nhân Vũ Văn Hải cùng các đơn vị xây trường học cho học sinh vùng khó khăn tỉnh Quảng Bình |
Hoạt động thiện nguyện hiện nay đang gây nhiều tranh cãi. Ông làm thế nào để thuyết phục được nhiều người đồng hành, hỗ trợ được đúng người cần hỗ trợ?
Tất cả các chương trình thiện nguyện của chúng tôi đều xuất phát từ tâm và tinh thần tự nguyện, không hô hào người dân mà chỉ vận động nội bộ hội viên, những người quen biết, lấy kinh phí của Hội và các Hội liên kết. Mỗi lần tổ chức, chúng tôi đều làm tổng kết, quay video, ghi hình, ai mua cái gì, trao cho ai đều có giấy tờ cụ thể, sau đó đăng công khai trong nhóm chung để mọi người cùng kiểm soát. Theo tôi thấy, nếu mình luôn minh bạch thì sẽ không ngại thị phi. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ đồng bào khó khăn, nhân rộng các hoạt động mang tính nhân văn trong Hội nhưng cũng thường “phân vai” rất rõ. Ví dụ, đợt đi Quảng Bình, Quảng Trị, chúng tôi phối hợp với Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội và Cung Thiếu nhi triển khai. Hội chuẩn bị hàng nghìn con gà giống, đã tiêm vaccine đầy đủ, phân phát cho một xã ở Quảng Trị, 1 xã ở Quảng Bình. Cung Thiếu nhi vận động dụng cụ học tập cho các cháu như trống đội, sách vở, dụng cụ thể dục thể thao. Hội Nghệ sĩ trẻ vừa tham gia đóng góp, vừa tổ chức quay phim, chụp hình, tham gia biểu diễn, cung cấp tư liệu, chứng minh cho những người đóng góp tài chính một cách rõ ràng.
Mặt khác, như tôi đã chia sẻ ở trên, với lợi thế có hội viên ở trên toàn quốc, khi xảy ra thiên tai, dịch hoạ ở tỉnh nào, chúng tôi có các hội viên ở đấy khảo sát trực tiếp, đánh giá cụ thể xã nào, thôn nào đó khó khăn, cần được hỗ trợ. Nơi nào khó khăn nhưng có nhiều các tổ chức đã đến rồi thì chúng tôi sẽ đến với địa phương khác. Khi đến hỗ trợ người dân, chúng tôi đều phối hợp với chính quyền, MTTQ ở địa phương, có chứng từ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh lại, không phải để quảng bá mà là để mọi người trong nhóm đều có điều kiện kiểm tra lại. Chúng tôi biết nhau, hướng tới cái chung nên liên kết và vận động nhau tự hoạt động thiện nguyện. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, chúng tôi luôn mong muốn tham gia công tác xã hội, các hoạt động thiện nguyện, lan toả sự nhân văn trong cộng đồng xã hội, hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ, để mọi người cùng cảm nhận cuộc sống này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, tử tế, phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt.
Xin cảm ơn ông.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Tham vọng đầu tư xe điện, tiên phong phát triển công nghiệp bền vững

Nữ doanh nhân, nhà lãnh đạo hành động nhân đạo trẻ nhận Giải thưởng ASEAN

Tập đoàn IPPG nhận nhiều Giải thưởng lớn trong hoạt động xã hội và Kinh doanh Xuất sắc Châu Á

Nguyễn Xuân Thiện nhà sáng lập thương hiệu đèn Led cao cấp KingLux: Tôi muốn tạo ra ánh sáng hoàn hảo nhất

Đại gia Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways; ông Hoàng Văn Tăng thoái hết chức vụ ở DIC
Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương là kênh thông tin quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp

Hành trình khởi nghiệp của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản

Thủ tướng Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Doanh nhân tuần qua: Thượng tướng quân đội từ nhiệm Chủ tịch MB, con trai Bầu Hiển lên chức cao

Thanh Hằng Beauty Medi và dấu ấn của người tiên phong

Các tỷ phú USD Việt Nam đang đứng ở đâu trên danh sách Forbes?

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG: Hành trình đưa vẻ đẹp Việt ra thế giới vẫn tiếp tục

Hoa hậu doanh nhân thành đạt bị ngân hàng rao bán tài sản là ai?

Ông Bùi Thành Nhơn chính thức trở lại giữ ghế Chủ tịch Novaland

Doanh nhân Việt Nam chia sẻ gì trong ngày đầu năm mới 2023?

Doanh nhân tuần qua: Chủ tịch Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy bị cảnh cáo, gợi lại nỗi đau Vinashin

Tỷ phú Elon Musk từ chức Giám đốc điều hành Twitter

Top 10 câu chuyện doanh nhân nổi bật năm 2022

CEO Văn phòng phẩm Hồng Hà - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022

CEO Hoàng Hữu Thắng: Khởi nghiệp từ 4 không và bản lĩnh người thuyền trưởng

CEO Nguyễn Ngọc Mỹ trở thành doanh nhân Sao Đỏ thứ hai của Tập đoàn Alphanam

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh “Người có tầm ảnh hưởng nhất châu Á trong lĩnh vực gôn”

Doanh nghiệp proptech cần xây dựng một hệ sinh thái đủ lớn

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Tiên phong phát triển công nghiệp bền vững
