Thứ sáu 18/04/2025 12:56

Doanh nghiệp xuất khẩu: Chủ động ứng phó thách thức

Trước những thuận lợi đan xen khó khăn hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xuất khẩu phải có các biện pháp ứng phó riêng.

7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 216,35 tỷ USD với mức tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước.Tuy nhiên, trong bức tranh xuất khẩu, vẫn còn những gam màu sáng - tối đan xen, buộc doanh nghiệp phải chủ động hơn để đạt mục tiêu vào cuối năm.

Là ngành hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng trưởng cao, 7 tháng đầu năm, thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng khi đạt kim ngạch 6,6 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, do các thị trường xuất khẩu đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam.

Xuất khẩu dệt may dự báo gặp khó khăn trong thời gian tới

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - chia sẻ, mặc dù nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành vẫn ở mức cao, song kể từ tháng 7/2022, thị trường thế giới, cụ thể là EU và Mỹ, đã có những tín hiệu chậm lại bởi lạm phát. Xuất khẩu thủy sản vì thế cũng "dè dặt" hơn trong việc tính toán lại nhu cầu thị trường cũng như phương hướng sản xuất phù hợp để tránh bị tồn kho. Không chỉ vậy, ngành thủy sản cũng đang đối diện nguy cơ thiếu nguyên liệu, phải thu mua giá cao nhưng vẫn không đảm bảo sản xuất.

Trong khi đó, với ngành dệt may, nếu như 6 tháng đầu năm, mức tăng trưởng của ngành đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021 thì sang tháng 7, tăng trưởng của ngành hàng này chỉ đạt 0,4%. Ông Phạm Xuân Trình - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam - thừa nhận rằng, trong 6 tháng đầu năm, dệt may đã tăng trưởng rất tốt nhưng nửa cuối năm sẽ khó khăn. Ngoài ra, chuỗi cung ứng logistics thế giới 2 năm nay bị ảnh hưởng dịch nên đường di chuyển của hàng hóa chậm hơn, kéo theo nhiều hàng xuất đi gần đây mới tới nước nhập khẩu. "Do hàng tới chậm, tồn kho nhiều, các nhà phân phối hàng hóa phải giải quyết số hàng này và lượng đặt hàng cũng chậm lại" - ông Trình nói.

Với ngành gỗ, sau những tháng tăng trưởng cao, tại Hội nghị giao ban ngành gỗ quý III/2022 được tổ chức mới đây, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho biết, các doanh nghiệp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về vốn, chi phí cho người lao động, nguyên liệu đầu vào. Đáng lưu ý, có tới 71% doanh nghiệp cho biết, đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm.

Trước những thuận lợi đan xen khó khăn hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có các biện pháp ứng phó riêng. Với ngành dệt may, ông Phạm Xuân Trình cho biết, doanh nghiệp buộc phải xây dựng kế hoạch linh hoạt đáp ứng theo từng thời kỳ ngắn chứ không xây dựng chiến lược dài hạn nguyên năm hay 6 tháng.

Ở lĩnh vực thủy sản, nhiều doanh nghiệp đã xoay sở bằng cách tận dụng lợi thế thuế quan ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tăng xuất khẩu nhằm thay thế những thị trường đang sụt giảm. Đối với vấn đề nguyên liệu, doanh nghiệp chủ động thu mua từ nhiều nguồn khác nhau nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ đầu vào, phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu.

Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng giữa các cơ quan chức năng của Bộ, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan.

Theo các doanh nghiệp, ngành hàng, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang chịu nhiều tác động của xung đột chính trị, biến động nguồn cung nguyên liệu và đứt gãy chuỗi cung ứng như hiện nay, hành động của Bộ Công Thương rất kịp thời, bởi qua các cuộc giao ban này, họ sẽ nắm được thông tin thị trường, chủ động xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu và năng lực tham gia của doanh nghiệp .

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

HUD Kiên Giang: Hơn 30 năm vững bước phát triển

Hai 'ông lớn' công nghiệp 'bắt tay' phát triển công nghệ cao

Hơn cả tiết kiệm: EVNHANOI xây dựng văn hóa sử dụng điện

PVOIL Hải Phòng: Dẫn đầu thị trường, mở lối năng lượng xanh

Kinh doanh có trách nhiệm: 'Chìa khoá' cho doanh nghiệp hội nhập

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu vào Việt Nam

Điều kiện được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Petrolimex Aviation: 17 năm đồng hành phát triển cùng ngành hàng không, cùng đất nước

Vietnam Warehousing & Automation Show 2025 – Kết nối kho vận châu Á

Hải Phòng: Hướng phát triển dài hạn cho cộng đồng doanh nhân

Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn SCG 2025: Thành công ấn tượng với sự trở lại của ông Đỗ Anh Tuấn

ĐHCĐ Sunshine Homes 2025: Thành công với kế hoạch hợp nhất vào Sunshine Group

EVNNPC tổ chức Hội nghị khách hàng 2025 trên toàn miền Bắc

Quảng Bình: Xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công

Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin