Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn
Thương mại Thứ hai, 16/05/2022 - 19:18 Theo dõi Congthuong.vn trên
Vụ việc điều tra gia tăng
Những năm gần đây, số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh. Theo số liệu mới nhất từ Cục PVTM (Bộ Công Thương), đến nay hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài.
![]() |
Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại |
Bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục PVTM - cho biết, các thị trường có tần suất điều tra nhiều là Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, EU, Úc và Canada. “Việc bị điều tra và áp dụng biện pháp PVTM khiến một số mặt hàng xuất khẩu phải chịu mức thuế cao, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cả ngành hàng, công ăn, việc làm và thu nhập của hàng chục ngàn lao động và làm suy giảm vị thế là quốc gia xuất khẩu hàng đầu trong khu vực của Việt Nam” - bà Giang cho hay.
Theo đại diện Cục PVTM, xuất khẩu tăng trưởng nhanh cho thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành đã cao hơn, hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các ngành sản xuất này có thể phải yêu cầu chính phủ sử dụng các biện pháp PVTM như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình. Do đó, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã tiến hành điều tra 25 vụ việc PVTM, trong đó có 16 vụ việc chống bán phá giá, 6 vụ việc tự vệ, 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp PVTM và 1 vụ việc chống trợ cấp. Trên cơ sở kết quả của các cuộc điều tra, mười sáu biện pháp PVTM hiện đang áp dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu. “Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của các biện pháp PVTM như một công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội” - bà Giang nhấn mạnh.
Hạn chế rủi ro
Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp PVTM cũng ngày càng được các nước sử dụng nhiều hơn. Nhiều nước coi PVTM là "van an toàn" trong chính sách ngoại thương để ổn định sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của người lao động. Trước thực tế này, thời gian qua, để ứng phó với nguy cơ bị điều tra PVTM cũng như ứng phó, xử lý các cuộc điều tra PVTM với hàng xuất khẩu Việt Nam, và cả khi hàng hóa Việt Nam đã bị áp thuế, bà Phạm Châu Giang cho biết, Bộ Công Thương đã tăng cường cảnh báo sớm; đã sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong ngành để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.
Mặc dù vậy, tới đây các rủi ro ngày càng lớn, vì thế Cục PVTM khuyến nghị các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp cần chủ động hơn. Trong đó, đối với hiệp hội, cần phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý, đại diện tiếng nói để bảo vệ lợi ích chung của ngành. Với doanh nghiệp, phải luôn theo sát thông tin; thường xuyên trao đổi thông tin với đối tác nhập khẩu, đặc biệt là cả những thông tin về rào cản thương mại có nguy cơ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu; tìm hiểu kỹ thị trường xuất khẩu, thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo sớm từ Bộ Công Thương. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cần hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, quản trị hệ thống sổ sách để đạt hiệu quả kháng kiện cao hơn nữa; phối hợp với Bộ Công Thương trong việc ngăn chặn các hành vi giả mạo, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, xử lý nghiêm minh, triệt để nhằm bảo vệ lợi ích chung của ngành.
Bà Phạm Châu Giang lưu ý, trường hợp bị khởi xướng điều tra, doanh nghiệp cần tham gia vụ việc một cách tích cực, đầy đủ, tránh việc bị cơ quan điều tra nước ngoài sử dụng các dữ liệu sẵn có khi đánh giá, phân tích trong kết luận vụ việc; có thể xem xét sử dụng luật sư tư vấn am hiểu pháp luật PVTM của WTO và nước điều tra (nếu cần); phối hợp với hiệp hội, các doanh nghiệp xuất khẩu khác để cùng xử lý; trao đổi với Cục PVTM, Bộ Công Thương để thống nhất nội dung trả lời trong vụ việc điều tra chống trợ cấp hoặc vấn đề “thị trường đặc biệt” trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
Bà PHẠM CHÂU GIANG - Phó Cục trưởng Cục PVTM: Doanh nghiệp bị coi là không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ trong các vụ việc điều tra PVTM sẽ bị áp thuế dựa trên dữ liệu bất lợi sẵn có (AFA) do cơ quan điều tra thu thập được, thường ở mức cao, dẫn tới nguy cơ mất thị trường xuất khẩu. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Người tiêu dùng chuộng hải sản có chứng nhận, cơ hội nào cho hải sản Việt?

Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại quốc tế khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng

Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Thái Lan – Đà Nẵng

Xuất khẩu tôm sang thị trường EU tăng trưởng mạnh mẽ

Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 1,35 tỷ USD
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản: Sau tăng trưởng là khó khăn

Vải thiều Việt Nam được bán với giá 600.000 đồng kg tại Australia

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản thu về gần 5,8 tỷ USD

Từ 1/7, chanh leo Việt Nam được xuất khẩu thí điểm sang thị trường Trung Quốc

Thị trường Bắc Âu: Ưa chuộng hàng Việt

Hạt nhựa HDPE Việt Nam không bị Philippines áp dụng thuế tự vệ

Xuất khẩu gạo đón nhiều tín hiệu vui

Sở Công Thương Đồng Nai hoàn thành 34,25% kế hoạch xúc tiến thương mại

Tuần Giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra từ ngày 4 - 8/7/2022

173 doanh nghiệp tham dự triển lãm Automechanika 2022 tại TP. Hồ Chí Minh

Giảm phát thải khí nhà kính để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường khó tính

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng trưởng 2 con số do đâu?

Đắk Nông, Hậu Giang: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản vào các siêu thị TP. Hồ Chí Minh

Triển lãm chuyên ngành chăn nuôi quốc tế đầu tiên mở lại sau dịch

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”

Tiếp sức hàng Việt xuất khẩu xuyên biên giới

Ngày 5-6/7: Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản

Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng

Việt Nam- Liên bang Nga xúc tiến thương mại lĩnh vực dệt may
