VCCI đề xuất sửa đổi quy định về ngưỡng doanh thu chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh Hà Nội cho phép kinh doanh bay dù lượn, sân tập golf trên mặt nước Hồ Tây |
Trong công văn trả lời Bộ tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số doanh nghiệp phản ánh tình trạng bất bình đẳng về thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình tập đoàn kinh tế.
Ví dụ, một doanh nghiệp trong ngành sữa phản ánh, đầu vào của họ gồm nhiều loại hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế 10%. Sản phẩm trung gian là sữa tươi thuộc diện không chịu thuế. Đầu ra cuối cùng là các sản phẩm đã qua chế biến, chịu thuế suất 10%.
Một số doanh nghiệp phản ánh đến VCCI tình trạng bất bình đẳng về thuế giá trị gia tăng khi tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình tập đoàn kinh tế (Ảnh minh họa) |
Nếu một doanh nghiệp thực hiện cả hai công đoạn, nuôi bò và chế biến sữa thì sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên, khi chuyển sang hình thức tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp này tách thành một công ty chuyên sản xuất sữa tươi nguyên liệu và một công ty chuyên chế biến sữa. Lúc này, công ty thứ nhất không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào vì sản phẩm đầu ra thuộc diện không chịu thuế. Công ty thứ hai có đầu vào là sữa tươi nên không được khấu trừ khi nộp thuế đầu ra.
“Hệ quả là, khi chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều hơn” – công văn của VCCI nêu.
Đặc biệt, theo VCCI, vấn đề này không chỉ xuất hiện ở ngành sữa mà là vấn đề của nhiều ngành khác có sản phẩm trung gian thuộc diện không chịu thuế. Trong những trường hợp như vậy, do không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nên các doanh nghiệp sẽ giảm động lực tổ chức theo mô hình tập đoàn kinh tế.
Trong khi đó, Nghị quyết số 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ quan điểm khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân. Mô hình tổ chức kinh doanh theo tập đoàn kinh tế (công ty mẹ – con), thay vì một công ty cùng lúc thực hiện nhiều công đoạn sản xuất, giúp giảm rủi ro và tăng tính linh hoạt, phù hợp hơn khi doanh nghiệp phát triển quy mô sản xuất kinh doanh lớn.
Để giải quyết vấn đề này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) nghiên cứu cơ chế cho phép các doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình tập đoàn kinh tế được phép hạch toán tập trung cả tập đoàn, thay vì hạch toán riêng từng công ty con như hiện nay.
"Một cơ chế như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp không phải nộp nhiều thuế hơn khi chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế" - công văn của VCCI khẳng định.