Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu

Mặc dù chiếm trên 90% về số lượng nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ đóng góp khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó trên thị trường quốc tế Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông tin được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chủ đề "Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới" diễn ra chiều 27/2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị; Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, các Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Chí Dũng Mai Văn Chính cùng dự hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, một số hiệp hội ngành nghề, cùng đại diện 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 20 ngân hàng thương mại.

Trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô dưới 10 tỷ đồng

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm, năm 2024, các doanh nghiệp và nhỏ vừa tiếp tục có những bước phát triển tích cực, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. GDP của nước ta năm 2024 ước tăng 7,09%, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng, nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng 8,24%, đóng góp trên 45% vào tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ năm 2024 đạt 7,38%, cao hơn so mức tăng 6,9% của năm 2023.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, các ngành bán buôn, bán lẻ, vận tải, kho bãi, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đều có mức tăng trưởng ấn tượng, trong đó có đóng góp đáng kể của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng duy trì đà tăng trưởng ổn định, với giá trị tăng thêm năm 2024 đạt 3,27%. Điều này cho thấy sự phục hồi và phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Bên cạnh kết quả đạt được, ông Nguyễn Đức Tâm cho hay, quá trình phát triển của đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta còn non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa có tích lũy nhiều về: vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp nhỏ, số vốn ít (trên 90% có quy mô dưới 10 tỷ đồng), công nghệ còn lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao, chưa chuyên nghiệp, năng lực huy động và hấp thụ vốn thấp.

Năm 2024 dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ đạt gần 17,6%. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động manh mún, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Tỷ trọng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất rất hạn chế.

Ngoài ra, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tham gia được vào hoạt động xuất khẩu và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Mặc dù chiếm trên 90% về số lượng doanh nghiệp nhưng chỉ đóng góp khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Số lượng doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất và xuất khẩu gián tiếp hoặc trực tiếp chỉ chiếm 8,2%. Liên kết giữa các các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI rất hạn chế, điều này làm cản trở quá trình chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng trưởng 11%/năm

Theo ông Nguyễn Đức Tâm, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích.

Với quan điểm phát triển đột phá, chủ động quyết định tương lai, lấy phát triển để duy trì ổn định, ổn định để thúc đẩy phát triển, nước ta đã xác định mục tiêu tăng trưởng năm 2025 phải đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng kinh tế hai con số từ năm 2026 nhằm hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn về kỷ nguyên phát triển mới và mục tiêu chiến lược đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045, phải trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để đạt được mức tăng trưởng hai con số thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong đó có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng khoảng 11%/năm.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu
Vừa qua, Thường trực Chính phủ đã có các cuộc làm việc với các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp tư nhân lớn và hôm nay tiếp tục gặp gỡ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để đạt được con số tăng trưởng này, bên cạnh sự đồng hành của các bộ, ngành, địa phương, đối với cộng đồng doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bám sát diễn biến của thị trường để chủ động thích ứng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí hoạt động. Tận dụng tối đa lợi thế của 17 Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các Hiệp định tự do thế hệ mới để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nguồn cung thay thế.

Tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong hoạt động, sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng, trình độ quản trị doanh nghiệp; hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI. Tích cực tìm hiểu và tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực.

Tiếp tục phát huy tinh thần dân tộc, đoàn kết sức mạnh để cùng tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; nêu cao tinh thần hợp tác, liên kết với nhau hướng tới giá trị, lợi ích chung;...

Không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp, cũng như phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm, đủ tầm. Không ngừng học hỏi, chủ động trang bị kiến thức, điều kiện, bản lĩnh để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn tầm khu vực và quốc tế.

Các hiệp hội cần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, hợp tác cùng phát triển. Tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước thông qua việc tập hợp hội viên là các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn theo từng ngành hàng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp của Trung ương và địa phương để xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2025, tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục phức tạp, nhưng yêu cầu đặt ra cao hơn, với mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8%, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những năm tới, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực, vào cuộc, phát huy cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Vừa qua, Thường trực Chính phủ đã có các cuộc làm việc với các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp tư nhân lớn và hôm nay tiếp tục gặp gỡ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng.

Đánh giá cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đại đa số là có quy mô nhỏ và vừa, cho biết Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá về thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa; trao đổi thẳng thắn, thảo luận, định hướng một số công việc lớn, xác định các nút thắt, điểm nghẽn cần tháo gỡ, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện, tinh thần là cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển.

Yêu cầu xuyên suốt là phát triển nhanh nhưng phải bền vững trên cơ sở ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Nikol Pashinyan: Việt Nam luôn trong trái tim Armenia

Thủ tướng Nikol Pashinyan: Việt Nam luôn trong trái tim Armenia

Thủ tướng Nikol Pashinyan bày tỏ “Việt Nam luôn trong trái tim” và đối với Armenia, Việt Nam luôn là một đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á.
Ngành Công Thương chủ động ứng phó với thiên tai

Ngành Công Thương chủ động ứng phó với thiên tai

Trước những diễn biến khó lường của thời tiết và những dự báo từ cơ quan chức năng, ngành Công Thương đã đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm, chủ động ứng phó.
Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế mới để đàm phán

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế mới để đàm phán

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ: Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ cân nhắc tạm hoãn áp thuế 1-3 tháng để đàm phán, hướng tới đảm bảo công bằng về thuế.
Đại tá Nguyễn Đức Huy được bổ nhiệm làm thư ký của Tổng Bí thư

Đại tá Nguyễn Đức Huy được bổ nhiệm làm thư ký của Tổng Bí thư

Ngày 27/3/2025, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đã ký Quyết định 3689-QĐ/VPTW bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Đức Huy làm thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được đảm bảo quyền lợi

Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được đảm bảo quyền lợi

Đánh giá cao tinh thần tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Nhà nước có những chính sách vượt trội để bảo vệ quyền lợi của cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khoa học là lối mở để Việt Nam bứt phá

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn dắt các lĩnh vực khoa học mũi nhọn.
Bộ Công Thương tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Chiều 4/4/2025, tại TP. Vũng Tàu, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025.
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài nêu loạt giải pháp trước

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài nêu loạt giải pháp trước 'bão' thuế quan

Tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài đã nêu loạt giải pháp giúp doanh nghiệp vững vàng trước "bão" thuế quan
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Tổ phó Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

Để hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành Công Thương đang thực hiện loạt giải pháp để sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc phát triển...
Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp báo.
Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Liên quan tới ồn ào từ thiện Phạm Thoại và mẹ bé Bắp, Báo Công Thương đã tiếp cận được báo cáo kiểm toán, hé lộ nhiều dữ kiện chưa từng công bố.
Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Chủ tịch Quốc hội Armenia nhấn mạnh Armenia coi Việt Nam không chỉ là một người bạn mà còn là một đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu ở khu vực.
Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng yêu cầu cần chính sách đặc thù, vượt trội, hiện đại, cạnh tranh để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.
Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.033 kiến nghị của cử tri.
Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân".
Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu.
Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Mobile VerionPhiên bản di động