Thứ sáu 25/04/2025 21:12

Doanh nghiệp nào được đăng ký thành viên của trung tâm tài chính?

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam cần làm rõ doanh nghiệp nào được đăng ký là thành viên của trung tâm.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tham vấn chuyên gia, nhà đầu tư và các định chế tài chính xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh minh hoạ

Trong văn bản góp ý, VCCI cho rằng, dự thảo quy định đối tượng được đăng ký thành viên Trung tâm tài chính là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, sàn giao dịch chứng khoán, vàng, ngoại tệ, quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm… Đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, dự thảo chưa đề cập đến các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính lớn như các tập đoàn, các công ty mẹ, công ty holding. Điều này dẫn đến câu hỏi, các doanh nghiệp phi tài chính có được phép đăng ký thành viên của trung tâm tài chính hay không?.

“Tham khảo kinh nghiệm một số trung tâm tài chính khác trên thế giới cũng có quy chế đăng ký thành viên thì đối tượng được phép tham gia được chia thành hai nhóm rõ ràng là các doanh nghiệp tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính” – VCCI khẳng định.

VCCI cũng nêu quan điểm về chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox). Cụ thể, theo VCCI, mục 2.2.3 của dự thảo về chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với fintech đang được thiết kế theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp quản lý tài sản mã hoá, tiền mã hoá, token tiện ích… Quy định như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ Chính phủ gặp khó trong việc ban hành văn bản hướng dẫn do không thể quy phạm hoá các vấn đề quá mới và còn đang biến đổi rất nhanh.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo thay đổi cách tiếp cận, cho phép doanh nghiệp đề xuất giải pháp để đáp ứng các mục tiêu quản lý của nhà nước.

Cụ thể, theo VCCI, nhà nước cần đặt ra các mục tiêu như bảo vệ quyền sở hữu, phòng chống lừa đảo, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng chống rửa tiền, an ninh năng lượng và môi trường… Các doanh nghiệpfintech khi xin phép sẽ trình bày mô hình kinh doanh của mình và thuyết minh các giải pháp để đạt được các mục tiêu trên.

Trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, thẩm định các giải pháp và cấp phép cho hoạt động fintech đó. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các giải pháp đã cam kết và phải báo cáo cũng như chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan nhà nước. Sau một thời gian, khi giải pháp của doanh nghiệp được chứng minh là hiệu quả thì nhà nước mới tiến hành xây dựng thành quy phạm quản lý.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Doanh nghiệp Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn PC1 phấn đấu doanh thu tăng 32%, chia cổ tức 15%

Vượt sóng thị trường: Điện lực TKV báo lãi hơn 750 tỷ

10.000 doanh nghiệp ‘chấm điểm’ chính quyền địa phương qua PCI 2024

Điện lực Lào Cai diễn tập phòng chống thiên tai năm 2025

‘Gương mặt’ nào đạt Giải thưởng Rồng Vàng 2025?

Diễn đàn nhịp cầu phát triển: Định hình dòng vốn mới

Đánh thuế đồ uống có đường: Doanh nghiệp ‘khó chồng khó’

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

PC Lào Cai: Hướng đến an toàn, hiệu quả và phục vụ tốt hơn

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3 - công trình trọng điểm quốc gia hoàn thành vượt tiến độ

Năm 2025: Hóa dầu Petrolimex đặt mục tiêu tăng trưởng 200%

Petrolimex Sài Gòn được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh

Thủy điện Sông Bung 4 thay thế hệ thống điều khiển và giám sát tổ máy

Vinamilk - Gần 50 năm vững vàng giữa “tâm bão” sữa giả

TTC AgriS và Sungai Budi thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam - Indonesia

Nhận diện 4 ‘dòng chảy’ trong hệ thống pháp luật kinh doanh

PC Hưng Yên tuyên truyền, không thu tiền điện truyền thống

PC Huế đảm bảo cấp điện Lễ 30/04 và 01/05

PC Kon Tum: Tuyên truyền an toàn điện tại trường học

Trải nghiệm vượt kỳ vọng: BYD Sealion 6 khuấy đảo tại Bình Dương