Doanh nghiệp “hiến kế” nhiều vấn đề nóng để TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững

Doanh nghiệp “hiến kế” nhiều vấn đề nóng về thủ tục hành chính, nguồn vốn, nhân lực, phát triển hạ tầng… để TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững sau đại dịch.
TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ tiểu thương chuyển đổi số Hàng ngàn sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến tại Triển lãm quốc tế Vietbuild TP. Hồ Chí Minh

Kiến nghị nhiều vấn đề “nóng”

Ngày 31/8, Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Hội nghị tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh năm 2022”. Hội nghị thu hút sự tham dự của 240 doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp “hiến kế” nhiều vấn đề nóng để TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững
Hội nghị đối thoại với Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thu hút sự tham dự của 240 doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng, khu công nghiệp

Chương trình đối thoại với Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh là dịp để công đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đóng góp sáng kiến, bày tỏ nguyện vọng, gửi gắm những kiến nghị, hiến kế đến lãnh đạo thành phố. Qua đó, đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, góp phần cho sự phục hồi và phát triển kinh tế bền vững của TP, Hồ Chí Minh sau đại dịch nói riêng và cả nước nói chung.

Xuyên suốt buổi đối thoại, cộng đồng doanh nghiệp đã tập trung đề xuất, hiến kế với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh trên nhiều nhóm phạm vị chiến lược như: Về thủ tục hành chính, phát triển thị trường, chính sách đào tạo nguồn nhân lực - lao động việc làm, chính sách tài chính - tín dụng - thuế, đất đai, quy hoạch, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy chuyển đổi số, chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ lực…

Doanh nghiệp “hiến kế” nhiều vấn đề nóng để TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội nghị

Mỗi ý kiến trên các nhóm chủ đề đều đệ trình những sáng kiến, hiến kế cụ thể. Trên góc độ cải cách hành chính, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, thời gian qua, nhiều giải pháp, sáng kiến về cải cách hành chính đã được chính quyền thành phố áp dụng và từng bước phát huy hiệu quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên theo phản ánh của doanh nghiệp vẫn còn tình trạng một số cán bộ công chức chưa đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của doanh nghiệp.

Do đó, bà Lý Kim Chi kiến nghị TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đi đầu và cùng cả nước đẩy mạnh siết chặt vấn đề kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải cách thủ tục hành chính tối đa nhất ở tất cả sở, ban, ngành trên mọi lĩnh vực, từ đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng chính quyền đô thị để tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển. Đây cũng là tiền đề giúp chính quyền triển khai nhanh, hiệu quả và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận những nguồn lực từ các gói hỗ trợ khôi phục phát triển sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp “hiến kế” nhiều vấn đề nóng để TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững
Bà Mary Tarnowkh - Giám đốc Điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Đối với vấn đề phát triển thị trường hàng hóa, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng đề xuất Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các Sở ngành, nhất là các Trung tâm hỗ trọ Hội nhập quốc tế cung cấp thêm dịch vụ điều tra nghiên cứu và thông tin về thị trường cho doanh nghiệp, theo dõi kịp thời tình hình và nghiên cứu các chính sách thương mại của các nước, từ đó đưa ra những dự báo tác động lên nhóm ngành hàng, sản phẩm nhằm định hướng và đề xuất biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể. Cũng như thông tin đầy đủ đến các cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu để họ chủ động tự xây dựng kế hoạch vượt qua khó khăn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tham gia thực thi các Hiệp định thương mại.

“Cần phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của các Tham tán thương mại nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tăng cường tìm kiếm thị trường cung ứng nguyên liệu và để hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu, kết hợp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn cung tin cậy, có giá thành tốt. Điều này vừa giúp tăng nội lực cạnh tranh cho doanh nghiệp lại vừa có thể giảm thiểu những rủi ro phụ thuộc một thị trường cung ứng hoặc đứt gãy nguồn cung, gây gián đoạn sản xuất” - bà Lý Kim Chi đề xuất.

Doanh nghiệp “hiến kế” nhiều vấn đề nóng để TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe, tiếp thu ý kiến, hiến kế của các doanh nghiệp tại hội nghị

Điểm nóng trong các ý kiến cũng tập trung vào vấn đề nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp cho rằng TP. Hồ Chí Minh Sau đại dịch trạng nguồn lao động khan hiếm, thiếu nhóm lao động công nhân kỹ thuật có tay nghề, kể cả lao động phổ thông, tuyển dụng rất khó khăn.

Ông Aoyama - Tổng giám đốc Công ty Furukawa Automotive Parts VietNam - chia sẻ: Sau thời gian khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty đã khôi phục sản xuất và dự kiến gia tăng sản xuất đến Tết do đó dự kiến tuyển dụng nhiều đợt lao động cho đến tháng 12. Tuy nhiên, tới thời điểm tháng 8 số lượng ứng tuyển chưa bằng một nửa so với các năm trước. Rất mong TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các ngày hội tuyển dụng để hỗ trợ cho các công ty tìm kiếm lao động dễ dàng hơn.

Do đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị thành phố cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và tạo thêm các kênh kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động đang tìm kiếm việc làm. Đồng thời, có những chiến lược phù hợp và kêu gọi nguồn lực vì đây sẽ là lợi thế cạnh tranh của thành phố trong tương lai.

Liên quan đến chính sách tài chính - tín dụng - thuế, nhiều doanh nghiệp đề xuất cần tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính. Đặc biệt, thành phố cần đề ra các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch, thúc đẩy kết nối ngân hàng và doanh nghiệp…

Về tình hình cấp tín dụng, ông Nguyễn Phước Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh tại hội nghị - cho biết: Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các ngân hàng thương mại cần thực hiện đồng bộ các chính sách khoanh nợ, gia hạn thời hạn trả nợ, cơ cấu nợ (bao gồm cả nợ gốc và lãi tới hạn). Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại theo Nghị quyết 11 cũng cần được triển khai sớm nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp. Để các chính sách sớm đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, công bằng, đề nghị ngân hàng Nhà nước cần có các chương trình giám sát các ngân hàng thực thi đồng bộ…

Tăng cường giám sát, quyết nhanh và kịp thời khó khăn, vướng mắc

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, qua các nội dung trao đổi tại hội nghị đã giúp lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh nhìn thấy những tâm tư nguyện vọng và mong muốn lớn lao của các doanh nghiệp muốn đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố.

Doanh nghiệp “hiến kế” nhiều vấn đề nóng để TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững
Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe, tiếp thu ý kiến, hiến kế của các doanh nghiệp làm cơ sở để thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị các cơ quan Trung ương có thẩm quyền xem xét hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. “TP. Hồ Chí Minh tiếp thu tất cả các ý kiến của đại biểu tại hội nghị và sẽ có văn bản trả lời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trước 10/9/2022” - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cam kết.

Phát biểu kết luận, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đánh giá cao các ý kiến phát biểu của doanh nghiệp, hoan nghênh các ý kiến phát biểu rất chân thành, thẳng thắn. Đồng thời tin tưởng, với sự tin cậy, đồng hành và gắn bó của các doanh nghiệp là một trong những nhân tố mang tính chất quyết định đến sự thành công, giúp TP. Hồ Chí Minh phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đề nghị UBND đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường công khai minh bạch, phân cấp rạch ròi, gắn với trách nhiệm của cá nhân, tập thể. Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, định kỳ và đột xuất, để nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính… để giải quyết nhanh và kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động