Cột mốc 7 triệu tấn sản phẩm và hành trình nỗ lực của Đạm Cà Mau Đạm Cà Mau đồng hành cùng người nông dân Việt Nam tại Campuchia đẩy lùi Covid-19 Tình yêu và sự dấn thân với Đạm Cà Mau
|
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau với phóng viên Báo Công Thương về những nỗ lực của lực lượng QLTT trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, đặc biệt sau khi chuyển đổi tổ chức theo mô hình ngành dọc.
Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau |
Từ góc độ doanh nghiệp, theo bà, mô hình mới của QLTT đã thực sự đem lại hiệu quả chưa, đặc biệt trong công tác chống hàng giả đối với mặt hàng phân bón - đây là mặt hàng thường xuyên bị làm giả?
Phân bón là mặt hàng rất cần nguồn cung lớn ổn định nên dễ thành mục tiêu của các đối tượng xấu làm giả, thu lợi bất chính. Là doanh nghiệp chân chính có vị thế lớn, Phân bón Cà Mau tuyệt đối bài xích tình trạng này và luôn nhiệt tình ủng hộ các chương trình, công tác chống hàng giả hàng nhái.
Thực tế là ngay khi đi vào hoạt động, công ty đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng này. Mỗi sản phẩm làm ra phải luôn đồng nhất chất lượng, số lượng, bao bì niêm yết thông số rõ ràng, truy xuất nguồn gốc… Hệ thống đại lý phân phối chặt chẽ giúp sản phẩm đến tay nhà nông đảm bảo nhất. Song song đó, trong những năm qua, Phân bón Cà Mau đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích cho bà con như phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tuyên truyền cho bà con nông dân công tác phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng bảo vệ quyền lợi của người nông dân, giảm đi nỗi lo phân bón giả của bà con khi mùa vụ đến. Đặc biệt khuyến khích bà con ủng hộ cuộc vận động ưu tiên và tin dùng hàng Việt Nam chất lượng cao.
Bên cạnh đó, hỗ trợ nông dân tham quan dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhà máy Đạm Cà Mau, qua đó để bà con có cách nhìn thực tế về công nghệ sản xuất phân bón chất lượng, từ đó dần thay đổi thói quen, biết cách trở thành người tiêu dùng thông minh.
Tài trợ tổ chức cho những hội thảo, hội nghị, tập huấn kỹ thuật, mô hình trình diễn… mời bà con tham dự để bà con cập nhật những cơ chế chính sách mới về nông nghiệp, về thị trường phân bón và các phương pháp tiên tiến về nông nghiệp.
Việc ra đời mô hình QLTT mới kết nối theo chiều dọc, chúng tôi rất vui mừng và tin rằng tình trạng hàng giả nhái nói chung, với ngành phân bón nói riêng sớm được đẩy lùi hiệu quả.
Phân bón Cà Mau luôn nhiệt tình ủng hộ các chương trình, công tác chống hàng giả hàng nhái |
Nghĩa vụ và sứ mệnh của QLTT là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp chia sẻ, “rất sợ” mỗi khi nhìn thấy QLTT. Nhưng cũng có doanh nghiệp còn trực tiếp phối hợp với lực lượng QLTT tham gia vào công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái để bảo vệ thương hiệu của mình. Ý kiến của bà về vấn đề này?
Tại sao phải “sợ” khi chính QLTT đang bảo vệ quyền lợi chúng ta. Bất kỳ doanh nghiệp chân chính nào cũng đều không chấp nhận sản phẩm của mình bị làm giả làm nhái. Không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh doanh và người tiêu dùng. Đơn cử như 1 loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng chuẩn, nhưng một số đối tượng sản xuất phân bón kém chất lượng, chỉ làm bằng 1 nửa hàm lượng dinh dưỡng thực, giá bán rẻ hơn công ty 2- 3 lần và lợi nhuận thu về gấp rất nhiều lần. Vì vậy, hàng kém chất lượng cũng là một dạng cạnh tranh không lành mạnh. Còn về phía người tiêu dùng sử dụng phân bón kém chất lượng, sẽ ảnh hưởng đến mùa màng, môi trường, sức khỏe cộng đồng…
Với vị thế dẫn đầu ngành phân bón Việt Nam, Phân bón Cà Mau luôn chú trọng bài trừ tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngoài việc đảm bảo thương hiệu và uy tín, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến quyền lợi khách hàng, của bà con nông dân.
Vậy nên ngoài “tự thân vận động”, Phân bón Cà Mau vui mừng được tham gia vào sứ mệnh của QLTT, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những người nông dân chân chất cũng chính là bảo vệ chính chúng tôi.
Năm 2021, QLTT sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý địa bàn. Tất cả các cơ sở kinh doanh sẽ có trên hệ thống, theo dõi từng cửa hàng buôn bán cái gì, như thế nào, ai. Đây sẽ là bước đột phá tiếp theo của lực lượng QLTT, cũng là “đánh động” những doanh nghiệp nào kinh doanh không chân chính. Bà đánh giá thế nào về bước đi này của QLTT?
Theo tôi đó là một chiến lược hoàn chỉnh nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia và nếu triển khai thành công, chúng ta sẽ thu được kết quả tuyệt vời.
Sở dĩ thời gian dài thị trường bị hàng nhái, hàng giả nhũng nhiễu là do chúng ta chưa có được hệ thống quản lý xâu chuỗi, kết nối toàn diện. Đơn vị kinh doanh chân chính đặt nhiều kỳ vọng sản xuất ra sản phẩm chất lượng nhưng chúng ta khó mà kiểm soát hết việc kinh doanh của một số doanh nghiệp làm ăn gian dối nhằm trục lợi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp, làm hại lợi ích của nhà nông.
Bên cạnh đó, thành tựu công nghệ giúp chúng ta có điều kiện xây dựng nền tảng hạ tầng quản lý tiên tiến, đặc biệt ý nghĩa với ngành sản xuất kinh doanh phân bón. Việc QLTT ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý địa bàn, các doanh nghiệp chân chính như Phân bón Cà Mau sẽ có mặt trên hệ thống, có thêm điều kiện kiểm soát đại lý, các cửa hàng bên dưới buôn bán thế nào, với ai, đang vướng mắc điều gì…
Tôi đánh giá bước đi này của QLTT là “1 mũi tên trúng 2 đích”. Vừa hỗ trợ tích cực kiểm soát thị trường bảo vệ quyền lợi nhà nông và doanh nghiệp chân chính, vừa “đánh động” những đối tượng kinh doanh bất chính.
Xin cảm ơn bà!