Doanh nghiệp dịch vụ: Chật vật tìm cách phục hồi
Doanh nghiệp - Doanh nhân Thứ ba, 24/05/2022 - 07:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sau một thời gian "ngấm đòn" Covid-19, các doanh nghiệp dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, doanh nghiệp mong chờ những chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, trong đó ổn định môi trường kinh doanh, giảm áp lực chi phí đầu vào là yêu cầu cấp thiết.
Doanh thu giảm mạnh
Qua các báo cáo quý được công bố trong 2 năm liên tiếp 2020, 2021, các tổ chức nghiên cứu thị trường như Savills, CBRE đều nhận định, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều biến động lớn đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt là ngành du lịch, lưu trú và dịch vụ ăn uống (F&B) của Việt Nam.
Thống kê của CBRE: Tại thị trường khách sạn 4-5 sao ở Hà Nội, nhiều khách sạn chỉ được hoạt động với một phần nhỏ công suất khả dụng do phải thực hiện giãn cách xã hội. Trong quý III/2021, giá phòng bình quân đạt 94,4 USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm tới 16,4% so với năm 2019. Tương tự, công suất phòng bình quân đạt 26,2%, giảm 3% so với cùng kỳ 2020 và giảm 54,7% so với cùng kỳ 2019. Vì vậy, RevPAR chỉ đạt 24,7 USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ 2020 và giảm tới 72,9% so với cùng kỳ 2019.
![]() |
Cần có chính sách kịp thời, phù hợp để hỗ trợ ngành dịch vụ |
Bên cạnh đó, theo Tổng cục Du lịch, nếu như năm 2019 (trước thời điểm xảy ra Covid-19), tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 755.000 tỷ đồng, thì đến năm 2020 chỉ còn 312.000 tỷ đồng, giảm 58,7% so với năm trước đó, năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 180.000 tỷ đồng, giảm 42,3% so với năm 2020.
Năm 2022, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế và 60 triệu khách nội địa. Tổng thu từ ngành du lịch ước tính đạt 400.000 tỷ đồng.
Rất cần chính sách hỗ trợ
Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, để phục hồi ngành du lịch, khách sạn và F&B cần có những chính sách tổng thể, trong đó việc ổn định các chi phí đầu vào.
Bà Đỗ Hồng Xoan - Chủ tịch Hiệp hội khách sạn Việt Nam - tỏ ra lo ngại trước thông tin xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn.
Tại kỳ họp bất thường tháng 1 vừa qua, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số luật, trong đó có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Và, theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt, cơ quan quản lý sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia, rượu.
"Ngành khách sạn và dịch vụ F&B tiêu thụ khối lượng đồ uống rất lớn. Có những khách sạn chiếm khoảng 50% tổng doanh thu là đồ ăn, đồ uống" - bà Xoan chia sẻ và lo ngại việc tăng thuế khiến giá cả tăng cao, gây áp lực cho chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, giá đồ uống cao, không bán được cũng ảnh hưởng rất lớn doanh thu, lợi nhuận của khách sạn và ngành đồ uống.
Chủ tịch Hiệp hội khách sạn Việt Nam cho rằng, để phục hồi ngành du lịch thì phải có những chính sách tổng thể, hỗ trợ với nhiều giải pháp. Nếu tăng thuế đối với đồ uống thì ngành đồ uống và khách sạn, F&B đều bị ảnh hưởng và chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa.
Có thể thấy, trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ đang rất cần những chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là chính sách thuế, giảm chi phí đầu vào, nuôi dưỡng nguồn thu. Đó là những điều kiện thuận lợi để ngành dịch vụ nhanh chóng phục hồi, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% mà Quốc hội đề ra.
Báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, năm 2021, doanh thu toàn ngành du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính giảm 13% so với năm 2019, trở thành một trong những ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dai-ichi Life Việt Nam đạt “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em” 2022

Giảm phát thải khí nhà kính, yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp xuất khẩu

SCG chia sẻ mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu phát triển xanh

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kiến thức quản trị báo cáo quyết toán hải quan

PC Đắk Nông: Hỗ trợ khách hàng xử lý tình trạng chạm chập điện ảnh hưởng sản xuất
Tin cùng chuyên mục

Central Retail Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu các mô hình kinh tế tuần hoàn

Truyền tải điện 1- Đảm bảo an toàn cung cấp điện trong đợt cao điểm nắng nóng tại Hà Nội

Chuỗi rạp chiếu phim CGV lỗ hơn 187 triệu USD

Ngành hàng không đề xuất các giải pháp để phục hồi

Với Trung Nguyên Legend “Tỉnh thức là có thể”

Điện lực Kon Tum bảo đảm mục tiêu cung cấp điện

Doanh nghiệp kiến nghị gì để thành phố Đà Nẵng thu hút đầu tư hiệu quả hơn?

Doanh nghiệp sản xuất “gồng mình” để bình ổn giá

VCCI góp ý về danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm, hạn chế và kinh doanh có điều kiện

PC Đắk Lắk: Hiệu quả từ 10 năm điện tử hóa hệ thống đo đếm điện năng

Supe Lâm Thao: Kỷ niệm 60 năm ngày công ty bước vào sản xuất và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Hãng hàng không Pacific Airlines đứng trước nguy cơ chấm dứt hoạt động

Nhà máy Bột – Giấy VNT19: Phát triển xanh, bền vững là mục tiêu hàng đầu

VNPT-Media, Be Earning, ngân hàng số Cake by VPbank phối hợp triển khai dịch vụ ứng lương qua VNPT Money

Bộ Công Thương yêu cầu VEAM tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục tối đa các tồn tại, vướng mắc

Mỏ Tê Giác Trắng đạt mốc 100 triệu thùng dầu: Thành quả hợp tác của Liên doanh Hoàng Long

Tổng công ty Khí Việt Nam sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2022

Ngành chuyển phát nhanh thích ứng ra sao trước thay đổi của thị trường?

Tập đoàn PC1 vượt tiến độ Dự án kéo dây vượt biển Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc

Supe Lâm Thao: Viết tiếp trang sử 60 năm tự hào
Đọc nhiều

VNPT-Media, Be Earning, ngân hàng số Cake by VPbank phối hợp triển khai dịch vụ ứng lương qua VNPT Money

Doanh nghiệp sản xuất miền Trung - Tây Nguyên khôi phục sau dịch Covid-19: Bài 1- Nhận diện thách thức
