"Doanh nghiệp đang rất cần một môi trường kinh doanh thông thoáng"

“Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp đang rất cần một môi trường kinh doanh thông thoáng, an toàn, tự do, xóa bỏ hết các rào cản để phục hồi” - Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với phóng viên trong bài phỏng vấn dưới đây.

Nhiều thông tin cho rằng, tinh thần cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam đang đi xuống trong 2 năm gần đây, điều này dự báo sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Từ năm 2014 cho đến nay, mỗi năm Thủ tướng Chính phủ đều ban hành 1 nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết này bổ sung cho Nghị quyết 01/NQ-CP về điều hành và phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó thể hiện Chính phủ luôn coi trọng cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nó là nhiệm vụ ưu tiên và thường xuyên, liên tục.

"Doanh nghiệp đang rất cần một môi trường kinh doanh thông thoáng"
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung

Giai đoạn từ năm 2015 đến giữa năm 2019, việc cải thiện môi trường kinh doanh đã diễn ra hết sức mạnh mẽ, và đạt nhiều hiệu quả tích cực, nhiều nội dung kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được các bộ, ngành tháo gỡ. Nhưng từ giữa năm 2019 đến năm 2021, theo tôi tinh thần cải cách có dấu hiệu chững lại, một nguyên nhân chúng ta hay nhắc đến đó là do Covid-19, điều đó cũng đúng, vì theo 2 năm diễn biến của dịch Covid-19, Chính phủ và các bộ, ngành phải tập trung nguồn lực chống dịch. Nhưng theo tôi, bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác, vì thông thường những năm cuối nhiệm kỳ thì cải cách bao giờ cũng chùng lại, vì thông thường năm cuối cùng của nhiệm kỳ thì mối quan tâm của lãnh đạo các cấp tập trung vào các vấn đề như chuẩn bị đại hội, chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo hơn là cải cách thúc đẩy phát triển.

Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 có một dấu ấn quan trọng, điều đó thể hiện, Chính phủ vẫn đặt nhiệm vụ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với ý nghĩa đó, theo ông, Nghị quyết 02/NQ-CP sẽ đem lại tác động như thế nào đối với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế trong thời điểm hiện nay?

Nghị quyết 02/NQ-CP không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh mà theo tôi Nghị quyết còn có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp trong thời điểm này vì 3 lý do. Thứ nhất, thông thường sau đại dịch, khủng hoảng thì vấn đề cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy, phục hồi của cộng đồng doanh nghiệp và gia tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới cho thấy, bao giờ sau khủng hoãng, cũng cần có một cuộc cải cách mạnh mẽ.

Doanh nghiệp đang rất cần một môi trường kinh doanh thông thoáng
Doanh nghiệp rất cần một môi trường kinh doanh thông thoáng để hoạt động

Thứ hai, sau 2 năm chống chọi với đại dịch, cộng đồng doanh nghiệp bị tác động hết sức nặng nề, nên tại thời điểm này, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp đang rất cần một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, an toàn, tự do, xóa bỏ hết các rào cản để phục hồi.

Thứ 3, nếu Nghị quyết được thực thi tốt thì mang lại niềm tin cho doanh nghiệp, mà khi doanh nghiệp và nhà đầu tư có niềm tin và niềm tin của thị trường được củng cố thì tác động của nó sẽ tăng lên gấp bội, tác động tích cực vào phục hồi và gia tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Bên cạnh nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ cần làm gì để tạo niềm tin cho doanh nghiệp phục hồi trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, thưa ông?

Theo tôi, dấu ấn Covid-19 chưa thể xóa đi được trong vài năm và có thể vẫn còn tiếp tục diễn biến rất phức tạp trong thời gian tới, nhưng điều quan trọng, Chính phủ và các bộ, ngành phải đưa ra thông điệp hết sức rõ ràng rằng, chúng ta phải mở cửa và mở cửa một cách dứt khoát, đấy là điều đầu tiên. Đồng thời, cam kết không có đứt gãy về chính sách, không có sự khác biệt giữa các địa phương, các ngành trong công tác phòng, chống dịch và mở cửa nền kinh tế. Đó là điều quan trọng để tạo ra niềm tin đối với nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, tại thời điểm này nên có những giải pháp có thể ngắn hạn, nhỏ nhưng giải quyết được ngay những vấn đề của doanh nghiệp.

Ví dụ như, khi có doanh nghiệp hay cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị các giải pháp, rào cản mà họ đang vướng mắc, những quy định đang gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp, thì Chính phủ nên tập hợp và tập trung giải quyết dứt điểm, không được tất cả thì cũng giải quyết được một số vấn đề trong một vài tháng, nhằm tạo niềm tin rằng Chính phủ đang thực sự đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, điều này với cải cách và phát triển là hết sức quan trọng, sẽ tạo ra dấu ấn và sức lan tỏa rất lớn, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường sản xuất, kinh doanh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 12.
Đề xuất sửa đổi Luật Báo chí 2016

Đề xuất sửa đổi Luật Báo chí 2016

Chiều 17/11 tại Hòa Bình, tại Lễ tổng kết 6 năm thực hiện Luật Báo chí 2016 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, nhiều đại biểu đề xuất sửa đổi Luật Báo chí.
Trung tâm liên kết nông sản - động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trung tâm liên kết nông sản - động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trung tâm liên kết sản xuất, tiêu thụ với cơ chế chính sách đặc thù được kỳ vọng sẽ tạo nên động lực tăng trưởng mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, giàu sức chiến đấu

Xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, giàu sức chiến đấu

Ngày 16 -17/11 tại tỉnh Hòa Bình, Hội Nhà Báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị các chuyên đề với sự tham dự của các cơ quan báo chí tại 25 tỉnh, thành phố phía Bắc.
TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

Sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh luôn gắn liền với sự phát triển các địa phương khác, trong đó xây dựng chuỗi cung ứng xanh, bền vững là nhiệm vụ trong tâm.
Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh

Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh

Đây chính là chủ đề chính của Diễn đàn Mekong Connect 2023 được tổ chức trong hai ngày 15-16/11 tại TP. Hồ Chí Minh.
Điều chỉnh tăng giá điện là hợp lý

Điều chỉnh tăng giá điện là hợp lý

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia khi chia sẻ về việc điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 9/11/2023.
Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất các giải pháp, đưa ra kiến nghị để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số tại Bộ Công Thương.
Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?

Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?

Sáng 8/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Công Thương cùng Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức họp báo giới thiệu Diễn đàn Mekong Connect 2023.
Ngày 9/11: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn"

Ngày 9/11: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn"

Dự kiến ngày 9/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn".
Chính sách giá điện: Làm gì để hài hòa nhiều mục tiêu?

Chính sách giá điện: Làm gì để hài hòa nhiều mục tiêu?

Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách giá điện vừa phải đáp ứng nguyên tắc của thị trường nhưng lại có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo các yếu tố vĩ mô.
Chính sách giá điện: Cần tính đúng, đủ theo nguyên tắc thị trường

Chính sách giá điện: Cần tính đúng, đủ theo nguyên tắc thị trường

Đây là ý kiến của các chuyên gia tại Toạ đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" diễn ra chiều ngày 31/10/2023
Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Ngày 28/10 tới đây tại NIC cơ sở Hòa Lạc, sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao “Chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển ngành năng lượng Hydrogen xanh tại Việt Nam”.
Giăng "thiên la địa võng" khi cổ phần hoá: Cách nào tránh thất thoát "đất vàng"?

Giăng "thiên la địa võng" khi cổ phần hoá: Cách nào tránh thất thoát "đất vàng"?

Vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có giải pháp “thúc” tiến độ, ngăn ngừa trục lợi, lãng phí tài sản đất đai.
Tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai: Đề cao hành động sớm của các quốc gia ASEAN

Tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai: Đề cao hành động sớm của các quốc gia ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai (AMMDM) lần thứ 11 đã ra tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai trong đó đề cao hành động sớm của các nước.
Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái tại Hà Nội

Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái tại Hà Nội

Sáng 4/10 tại Hà Nội, Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái đã chính thức được khai mạc với sự tham dự của 9 quốc gia.
Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Sáng 3/10 tại Hà Nội, đã diễn ra Cuộc họp khởi động Nhóm Công tác AZEC -Chuyển đổi xanh giữa Bộ Công Thương Việt Nam và các đối tác Nhật Bản.
Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới

Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới

Doanh thu trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, nhưng gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới.
Chuyển đổi số báo chí để tăng thu hút người xem trên các nền tảng trực tuyến

Chuyển đổi số báo chí để tăng thu hút người xem trên các nền tảng trực tuyến

Chuyển đổi số để nâng cao năng lực truyền thông của báo chí trong thu hút thị phần người xem từ các nền tảng mạng xã hội, bảo vệ các giá trị truyền thống.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc

Sáng 20/9 (giờ địa phương) tại Trụ sở Liên hợp quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Xử lý tin giả, tin sai sự thật, "làm sạch" không gian mạng

Xử lý tin giả, tin sai sự thật, "làm sạch" không gian mạng

Tin giả, tin sai sự thật gây thiệt hại kinh tế, phá hoại ổn định an ninh quốc gia. Do đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bên để ứng phó với vấn nạn này.
Việt Nam khẳng định an toàn hàng không tại Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới

Việt Nam khẳng định an toàn hàng không tại Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới

Từ ngày 19 - 21/9, IATA chính thức tổ chức Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023 tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.
ASEAN ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng

ASEAN ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng

Diễn đàn ASEAN về Xử lý Thông tin sai lệch khẳng định nỗ lực của ASEAN trong việc tạo ra một "không gian mạng đáng tin cậy và có trách nhiệm" cho người dân”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động