Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ:

Doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn gì trong hậu đại dịch?

Trước thềm Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, bà Thái Hương đã có những chia sẻ sau.
Tài chính xanh và số hoá là chìa khoá của kinh tế châu Á hậu đại dịch

Kinh tế đang hồi phục, phát triển

Trao đổi với Báo Công Thương Điện tử, bà Thái Hương với vai trò Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ Việt Nam, Trưởng ban Nữ Doanh nhân VCCI, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, ủy viên Ban chấp hành VCCI cho biết bà rất đồng tình và chia sẻ với những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp.

Tại cuộc họp của Ban chấp hành VCCI và Hội Doanh nhân nữ gần đây đã nêu ra nhiều đánh giá, nhận định khách quan, sát thực tiễn tình hình doanh nghiệp hiện nay được bà Thái Hương và cộng đồng doanh nghiệp đồng tình. Qua đó, đã tập hợp một số phản ánh, kiến nghị về những khó khăn của doanh nghiệp trong thời kỳ hậu đại dịch:

Doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn gì trong hậu đại dịch?
Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Chủ tịch Hội Doanh nhân nữ

Trước bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo giảm tăng trưởng do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, ở trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng.

Trong đó có Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8-1-2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Kết quả cho thấy, nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 14,03 tỷ USD.

Đáng lưu ý, đây là lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm là 76.233 - vượt mốc 70.000 doanh nghiệp và cũng là mức kỷ lục trong giai đoạn này. Điều này phản ánh bức tranh của nền kinh tế đang hồi phục và phát triển.

Các khó khăn chủ yếu của doanh nghiệp

Song cũng còn nhiều khó khăn đặt ra đối với doanh nghiệp hiện nay:

Tình trạng giảm cầu, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, biến động thị trường, đứt gãy chuỗi cung ứng nói chung. Đặc biệt, chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc đã gây thêm nhiều áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt đối với thị trường có nguồn nguyên liệu đầu vào và có hoạt động giao thương biên giới sôi động như Việt Nam.

Doanh thu sụt giảm, thu hẹp quy mô sản xuất trong khi vẫn phải đảm bảo chi trả tiền lương, các chi phí như trả lãi vay ngân hàng, mặt bằng, điện nước, đóng các khoản bảo hiểm… khiến dòng tiền của doanh nghiệp thiếu hụt nghiêm trọng.

Thiếu hụt nguồn cung lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sử dụng lao động của hầu hết các địa phương trên cả nước đều giảm, có nơi tốc độ giảm lao động lên đến trên 50%. Nguồn cung lao động không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt thiếu lao động cục bộ một số ngành như logistics, công nghiệp, chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, dệt may, da giày & túi xách, thuỷ sản…

Giá dầu leo thang, áp lực lạm phát tăng cao. Giá dầu thô thế giới liên tục leo thang trước xung đột Nga – Ukraine dẫn tới giá dầu trong nước lập đỉnh, gây sức ép rất lớn tới kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, điều này ảnh hưởng tới quá trình phục hồi doanh nghiệp. Giá xăng dầu tăng dẫn đến giá các dịch vụ, phí, cước giao hàng… đều tăng.

Chưa đồng bộ trong chuyển đổi số các thủ tục hành chính. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy số hoá dịch vụ hành chính công nhưng vẫn có nhiều tồn tại như: một số thủ tục chưa chấp nhận nộp hồ sơ trực tuyến hay sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong quá trình đăng ký và phê duyệt hay một số thủ tục nộp hồ sơ đăng ký và xin phê duyệt vẫn đòi hỏi phải nộp bản gốc bằng văn bản… Tình trạng số hoá chưa triệt để này gây cho doanh nghiệp không ít phiền hà.

Môi trường kinh doanh còn nhiều điểm hạn chế. Một số quy định về điều kiện gia nhập thị trường còn chưa thống nhất, chưa đảm bảo tính hợp lý, khả thi; thủ tục hành chính và gánh nặng chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, thuế và bảo hiểm xã hội… Bên cạnh đó, tính minh bạch của môi trường kinh doanh, gánh nặng từ các chi phí không chính thức cũng còn nhiều bất cập, gây cản trở cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn gì trong hậu đại dịch?

Bà Thái Hương: “Mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ và hoài bão. Nhưng chúng ta phải hun đúc, phải nuôi dưỡng để ước mơ, hoài bão đó thành khát vọng”

Để khắc phục những khó khăn hiện nay, theo bà Thái Hương, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, điều quan trọng nhất là mỗi doanh nghiệp phải tự lực vươn lên. Trước khó khăn, doanh nghiệp phải sớm đánh giá được mình, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan hạn chế sự phát triển, tự tái cấu trúc chính mình, hình thành một Hệ sinh thái phát triển bền vững. Ví dụ như ở Tập đoàn TH, hướng đi thực phẩm sạch và sự kiên trì theo đuổi những giá trị thực, vì sức khỏe và hạnh phúc con người chính là yếu tố gốc của phát triển bền vững. Doanh nghiệp cũng phải không ngừng đổi mới sáng tạo, tiếp thu khoa học công nghệ, cách quản trị mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tạo ra qui trình lao động với năng suất và hiệu quả cao.

Một điều rất quan trọng nữa đối với mỗi doanh nghiệp là người đứng đầu phải có khát vọng và khơi dậy khát vọng để phát triển, để tạo ra sức mạnh cho dân tộc.

"Mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ và hoài bão. Nhưng chúng ta phải hun đúc, phải nuôi dưỡng để ước mơ, hoài bão đó thành khát vọng. Thế giới hiện đại có những thành tựu vô cùng to lớn về khoa học công nghệ, khoa học quản trị, trí tuệ nhân tạo… Để tận dụng những thành tựu này, chúng ta cần có một số quyết sách, những cơ chế chính sách phù hợp cho từng thời kỳ, cho từng ngành nghề để khích lệ, để biến khát vọng thành hiện thực, để tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc, để dân tộc ta sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn, để đất nước chúng ta giàu có, văn minh”- bà Thái Hương khẳng định.

Minh Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hiện nay, doanh nghiệp, ngành hàng phải nhận thức rõ rằng hàng hoá Việt Nam đang trong tầm ngắm về phòng vệ thương mại của nhiều thị trường.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu Bộ Công Thương đang thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện năm 2023, Global Sourcing Fair Việt Nam 2024 sẽ mở ra cơ hội kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Bắc Âu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand mở ra nhiều động lực mới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng tới Australia - New Zealand sẽ mở ra nhiều động lực và kỳ vọng mới cho tương lai Việt Nam.
Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Thời của vàng nhẫn và câu chuyện quản lý thị trường vàng

Không chỉ vàng miếng SJC mà vàng nhẫn cũng tăng giá mạnh những ngày gần đây và chênh rất cao so với giá thế giới. Thị trường vàng đang cần mô hình quản lý mới.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Thu hút FDI và câu chuyện “đất lành, chim đậu”

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Đây là lý do mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để hợp tác đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 cơ hội của Việt Nam khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Nhân dịp đầu xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chia sẻ về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ dầu năm 2024.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Cần "cú huých" mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm đã có những tín hiệu khởi sắc, song, dự báo còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần cú huých mạnh mẽ hơn.
Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Chủ động thích ứng, tăng tốc xuất khẩu

Xuất nhập khẩu tháng 1/2024 tăng gần 40%, kết quả của sự nỗ lực từ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?

Nếu nói là “ăn may” tôi e rằng, đã làm mờ đi sự vận động của sản xuất, xuất khẩu, chỉ đạo của các bộ ngành, sự nỗ lực, bền bỉ của nông dân, doanh nghiệp…
Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

Căng thẳng ở Biển Đỏ: Bám sát tình hình, có kịch bản điều hành phù hợp

TS. Võ Trí Thành khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động