Doanh nghiệp công nghệ số: Thực hiện sứ mệnh “Make in Vietnam”
Xe và Công nghệ 03/09/2020 14:49 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cạnh tranh với nền tảng số quốc tế
"Make in Vietnam" là cách gọi sáng tạo, muốn nói sự sáng tạo, thiết kế và sản xuất đều được thực hiện tại Việt Nam. Không chỉ có thị trường đủ lớn với 100 triệu dân, thời cơ cho "Make in Vietnam" càng thuận lợi hơn, khi Chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số nền kinh tế.
![]() |
Doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng làm chủ công nghệ |
Trong quá trình đó, các nền tảng như học từ xa, khám chữa bệnh từ xa, làm việc từ xa, hội nghị truyền hình, dịch vụ kế toán từ xa, nền tảng làm báo điện tử, nền tảng về an toàn an ninh mạng… của DN Việt Nam đã chứng minh được sự trưởng thành của mình, hoàn toàn có thể cạnh tranh với những sản phẩm của nước ngoài.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) - khẳng định, các nền tảng công nghệ số của Việt Nam đã ra mắt đều rất tốt, không thua kém những nền tảng của nước ngoài. Có một số lĩnh vực còn vượt trội hơn, do chúng ta thấu hiểu thị trường và văn hóa nội địa.
Bên cạnh đó, các nền tảng của Việt Nam trước khi công bố đã được những đơn vị của Bộ TT&TT đánh giá về mức độ an toàn an ninh mạng và dữ liệu của người dùng được lưu trữ trong nước, tuân thủ theo các quy định pháp luật về an toàn an ninh mạng. "Bộ TT&TT sẽ tiếp tục hỗ trợ về mặt truyền thông, đánh giá kiểm định và tuyên bố những nền tảng đáp ứng yêu cầu sử dụng đến các cơ quan, tổ chức tin tưởng và sử dụng rộng rãi" - ông Nguyễn Huy Dũng cho biết.
Là DN khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, ông Đậu Ngọc Huy - CEO của Stringee - đồng tình, các DN Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng làm chủ công nghệ và cạnh tranh với các nền tảng quốc tế tương tự, với ưu thế gia tăng các tính năng bảo mật, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, DN công nghệ thông tin của Việt Nam có sự hiểu biết văn hóa Việt và sẽ hỗ trợ các DN chuyển đổi số.
Hướng tới 100.000 doanh nghiệp
Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về DN công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 nhằm thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển DN công nghệ số Việt Nam. Dự thảo Chiến lược nhằm đưa ra giải pháp có tính hệ thống, đột phá mang tính đặc thù, huy động nguồn lực của toàn xã hội để khai thác điểm mạnh, tận dụng cơ hội phát triển DN công nghệ số Việt Nam.
Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có 70.000 DN công nghệ số, với 1,2 triệu nhân lực trong lĩnh vực này. Doanh thu của DN công nghệ số tăng trưởng bình quân bằng 1,5 - 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị xuất khẩu của các DN này tăng trưởng bình quân từ 10 - 20%/năm.
Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 100.000 DN công nghệ số, 1,5 triệu nhân lực công nghệ số. Doanh thu DN công nghệ số tăng trưởng bình quân từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị xuất khẩu của DN công nghệ số tăng bình quân từ 20 - 30%/năm, đóng góp 20% tăng trưởng GDP và 70% tăng trưởng kinh tế số…
Để đạt được mục tiêu, Bộ TT&TT đã đề xuất các nhóm giải pháp chính gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiến tạo môi trường phát triển cho DN công nghệ số Việt Nam; đẩy mạnh năng lực nghiên cứu công nghệ số, trong đó DN là lực lượng tiên phong; hỗ trợ hiệu quả, tạo lập thị trường năng động cho DN công nghệ số; phát triển ngành công nghiệp dữ liệu và hệ sinh thái công nghệ số; đổi mới mô hình phát triển nhân lực và phương thức sử dụng lao động chuyên ngành công nghệ số…
DN công nghệ số Việt Nam là lực lượng thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển, trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giải pháp tối ưu cho chuyển đổi số logistics, quản lý chuỗi cung ứng

Trí tuệ nhân tạo sẽ mang tới sức mạnh phát triển nền kinh tế số

Cuộc đua mới trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 11 ước đạt 8.000 xe

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể
Tin cùng chuyên mục

CMC Cloud thế hệ mới đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số

Galaxy S24 Ultra sắp lên kệ có gì đặc biệt?

Các nhà khoa học phát triển thành công phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm ra tiếng Việt

Doanh nghiệp "chạy đua" với thời gian để triển khai trí tuệ nhân tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Các nhà khoa học Việt Nam làm chủ công nghệ sơn chống cháy và sơn phản xạ nhiệt

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Chặn, gỡ bỏ hàng trăm nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, Tiktok, Youtube

Chính thức chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND Hà Nội quản lý

Công bố hình thành mạng lưới truyền thông ngành thông tin và truyền thông

Pon Holdings là cổ đông mới để nhập khẩu, phân phối xe Audi tại thị trường Việt Nam

Startup blockchain Việt Nam bị hack, thiệt hại chục triệu USD

Nhà sản xuất xe hai bánh Ấn Độ gia nhập thị trường Việt Nam

Ra mắt Trung tâm mua bán xe đã qua sử dụng tại Hà Nội

Việt Nam triển khai thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Cảnh báo ứng dụng chứa mã độc ẩn mình trong phần mềm giả mạo dịch vụ công

Tháng "bội thu" của Hyundai: 4 xe lọt top 10 bán chạy nhất thị trường
