Đoàn báo chí Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh giao lưu, trao đổi với tỉnh Ninh Thuận
Phát triển kinh tế 09/06/2023 22:32 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công trong tháng 6/2023 Ninh Thuận làm gì để đối phó với nắng nóng? |
Chiều ngày 9/6, Đoàn Báo chí Cơ quan thường trực khu vực miền Nam đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; kết quả triển khai năng lượng tái tạo và Chương trình Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận 2023.
Tham dự chương trình làm việc có ông Đặng Mạnh Trung - Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan thường trực khu vực miền Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Huy Ngọc - Phó Vụ trưởng, Phó trưởng Cơ quan thường trực khu vực miền Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Văn Hậu - Phó Bí Thư thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận; ông Nguyễn Long Biên - Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận; ông Trương Quang Tiến - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Thuận cùng đại diện các cơ quan báo chí khu vực phía Nam.
![]() |
Chương trình giao lưu, trao đổi giữa các cơ quan báo chí Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan báo chí TP. Hồ Chí Minh với tỉnh Ninh Thuận |
Thông tin về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận, ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí Thư thường trực tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong bối cảnh nhiều khó khăn từ tác động suy giảm của tình hình thế giới và trong nước, 6 tháng đầu năm 2023 kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục có bước tăng trưởng khá. GRDP 6 tháng đạt 7,95% (xếp thứ 8/63 tỉnh thành cả nước và nhất vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung). Các ngành, lĩnh vực đều tăng trưởng, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, khai khoáng, dịch vụ, du lịch đã phục hồi và tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung.
Kết cấu hạ tầng kết nối được quan tâm đầu tư như kết nối Cảng tổng hợp Cà Ná với cao tốc Bắc-Nam; đường giao thông liên vùng lên Lâm Đồng và các tỉnh Nam Tây Nguyên. Tỉnh kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ bổ sung Cảng hàng không Thành Sơn vào Quy hoạch cảng hàng không thời kỳ 2021-2030, tạo động lực mới cho phát triển.
“Hạ tầng giao thông đã kết nối liên vùng sau 2024 cơ bản hoàn tất đến các trung tâm kinh tế lớn. Về nội tỉnh đã kết nối đến vùng sâu vùng xa của Tà Nôi sẽ giúp địa phương trong tương lai” - ông Phạm Văn Hậu nhấn mạnh.
Cùng với giao thông, hạ tầng năng lượng là nguồn lực cốt lõi của Ninh Thuận đưa tỉnh này đóng góp hơn 6.4 tỷ kWh điện năng lượng sạch với Chính phủ. Đây sẽ là yếu tố quan trọng đáp ứng tiêu chuẩn năng lượng châu Âu hiện nay sẽ có lợi thế cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trên địa bàn.
Theo ông Hậu, sau khi Quốc hội tạm dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016, dựa trên tiềm năng, lợi thế thiên nhiên, Tỉnh đã điều chỉnh chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và xác định đây là một trong những ngành kinh tế trụ cột của tỉnh. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2018-2023 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Tỉnh, trong đó có chủ trương phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 63 dự án năng lượng/3.630 MW, với tổng vốn đầu tư trên 100 nghìn tỷ đồng. Dự kiến đến cuối tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh có tổng số 56 dự án hoàn thành hòa lưới điện Quốc gia với tổng công suất gần 3.400 MW, còn lại 01 dự án đã hoàn thành đang thỏa thuận giá điện với EVN; 04 dự án đang triển khai thi công và 04 dự án đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để đủ điều kiện khởi công.
Các dự án điện năng lượng tái tạo hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại đã khai thác tối ưu công suất, tạo ra giá trị gia tăng đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của tỉnh; là một trong ba trụ cột kinh tế của địa phương (cùng với du lịch và nông nghiệp), đưa tỉnh Ninh Thuận vào nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 5 năm qua. Ngành năng lượng tái tạo đã tạo động lực lan tỏa để phát triển các ngành khác như bất động sản, công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ...
“Việc phát triển các dự án năng lượng đã phát huy hiệu quả sử dụng đất và nâng cao giá trị sử dụng đất đối với diện tích đất khô cằn, hoang hóa, không phát triển được nông nghiệp trước đây. Trước đây các vùng đất hoang hóa, giá trị sản xuất hàng năm khoảng 10 triệu/ha, khi chuyển sang sản xuất điện mặt trời đã đạt giá trị khoảng 3,84 tỷ đồng/ha. Hơn thế phát triển năng lượng tái tạo làm giảm phát thải khí nhà kính với tỷ lệ giảm phát thải 97,9% so với sử dụng điện truyền thống (điện than), góp phần thực hiện các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường” - ông Phạm Văn Hậu khẳng định.
Chia sẻ về mục tiêu trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cho biết, mục tiêu đến năm 2025, Ninh Thuận sẽ là tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước; đến năm 2030, trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước. Đến năm 2045, trở thành tỉnh phát triển toàn diện, có thu nhập cao.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung phát triển 5 cụm ngành, lĩnh vực quan trọng gồm Năng lượng, năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Đồng thời, tập trung phát triển các vùng theo không gian 3 hành lang chính (Trục cao tốc Bắc Nam, tuyến đường ven biển và hành lang Đông-Tây theo tuyến Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên), trong đó tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh hướng đến thành lập khu kinh tế ven biển.
Ngoài ra, tỉnh tăng cường liên kết vùng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác với các địa phương; tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để vận động, thu hút, kêu gọi đầu tư vào các ngành tỉnh có lợi thế.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu về kinh tế-xã hội theo hướng liên thông kết nối cao, đồng bộ, hiện đại. Trong đó kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm: Dự án Cảng cạn và Trung tâm dịch vụ Logistics; Dự án Tổng kho xăng dầu Cà Ná; Dự án Tổ hợp công nghệ xanh và hóa chất sau muối; Nhà máy sản xuất Hydrogen. Tỉnh đang tiếp tục xúc tiến đầu tư xây dựng tuyến đường động lực kết nối Cảng tổng hợp Cà Ná lên khu vực Nam Tây Nguyên phục vụ nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa, quặng bauxit Tân Rai, Nhân cơ (với lượng hàng hóa khoảng 1,2 triệu tấn/năm), xuất nhập khẩu nông sản của các tỉnh Tây nguyên về Cảng, kết nối các Khu công nghiệp, phát triển dịch vụ.
![]() |
Đại diện báo Công Thương cùng Đoàn công tác trao quà cho bà con dân tộc nghèo huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận |
Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn Báo chí Cơ quan thường trực khu vực miền Nam đã có chuyến thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn của 2 huyện Ninh Phước và Bác Ái tại Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thanh Hoá: Sẽ xây dựng 13.787 căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp

Quảng Ninh lọt Top 3 trong bảng xếp hạng ICT Index 2022

Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tăng 7,93% so với cùng kỳ
Tin cùng chuyên mục

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những gì?

Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội – “gương sáng” trong quản lý trật tự xây dựng

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Phát hiện 1 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trong tháng 9/2023

Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau” 2023

Triển khai Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến metro số 5

Quảng Ninh: 9 tháng, tăng trưởng kinh tế đạt gần 10%, xuất khẩu tăng 14,15% cùng kỳ

Kinh tế cửa khẩu: Trụ cột, động lực phát triển tỉnh Quảng Ninh

Kỳ họp thứ 11 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X thông qua nhiều nội dung quan trọng

Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?

Nhiều lần chậm tiến độ, đường ĐT601 và đường Vành đai phía Tây có "về đích" trong năm 2023?

Nghệ An: Triển khai, quán triệt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển

Thanh Hóa: Sớm lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà máy điện khí LNG công suất 1.500 MW

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư huyện Vĩnh Lộc 334 tỷ đồng

Thanh Hóa: Chỉ đạo quyết liệt việc di dời, giải quyết dứt điểm 3.120 cột điện dưới lòng đường

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh gặp gỡ, kết nối 100 CEO tại Diễn đàn Kinh tế thành phố lần thứ 4

Đông Triều (Quảng Ninh): Bức tranh kinh tế, xã hội có nhiều điểm sáng

Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?

Quảng Ninh: Giải pháp thu hút khách du lịch Hồi giáo

Bình Dương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho sản phẩm
