Thứ ba 29/04/2025 07:49

Định vị thương hiệu cho nông sản Việt

  Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Đề án "Phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Đây tiếp tục được ghi nhận là nỗ lực lớn của ngành Công Thương trong xây dựng cũng như đưa thương hiệu nông sản của Việt Nam ra thế giới.

Xuất khẩu có xu hướng giảm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu (XK) một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam trong 10 tháng có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, mặt hàng thủy sản giảm 3,4%; rau, quả giảm 5,8%; hạt điều giảm 3,8%; gạo giảm 7,8%...

Nguyên do, các quốc gia nhập khẩu hàng nông sản ngày một gia tăng các giải pháp bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo, ảnh hưởng đến tăng trưởng XK của nông sản Việt. Mặt khác, phần lớn nông sản của Việt Nam XK dưới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, công nghệ chế biến sau thu hoạch còn kém. Đặc biệt, sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến do hầu hết được XK qua doanh nghiệp trung gian và dưới các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài.

Xây dựng thương hiệu để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng

Chưa có thương hiệu được xem là trở ngại lớn trong XK không chỉ của nông sản mà còn là tình trạng chung của hàng hóa Việt. Bộ Công Thương đã chỉ ra rất rõ điểm nghẽn của vấn đề này khi chất lượng sản phẩm không đồng đều gây ảnh hưởng đến thương hiệu, giá trị thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam. Sự chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng nguyên liệu thô vẫn chưa rõ rệt, làm giảm năng lực cạnh tranh của nông sản Việt.

Hơn thế nữa, hình ảnh giá rẻ - chất lượng thấp gắn với Việt Nam trong một thời gian quá dài đã đè nặng lên nỗ lực cải thiện hàm lượng giá trị gia tăng của hàng nông sản XK. Các chuyên gia cũng từng khuyến cáo, muốn nông sản Việt đạt được giá trị xứng đáng thì cần quảng bá cho thế giới biết tới thế mạnh và những điều tốt đẹp về thực phẩm Việt Nam; từng bước xây dựng thương hiệu nông sản thực phẩm, để thu hút khách hàng trong và ngoài nước.

Giải pháp thiết thực

Không đứng ngoài sự nỗ lực tìm đầu ra cho nông sản, Bộ Công Thương đã sớm xây dựng Chương trình Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam. Hiện đã hoàn thiện nghiên cứu, định vị thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam và đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Đề án "Phát triển thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Trong đề án này, Bộ Công Thương sẽ giới thiệu hệ thống quản trị thương hiệu và hệ thống tiêu chí; thực hiện chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành hàng thực phẩm Việt Nam và các phân ngành thực phẩm.

Chuẩn bị sớm cho công tác triển khai đề án, Bộ đã bước đầu phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội liên quan tuyên truyền, quảng bá nhằm tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành khác thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu chứng nhận về quản trị, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành hàng và đặc biệt của các thị trường XK mục tiêu; xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam; tổ chức đào tạo, tư vấn nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp.

Đặc biệt, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản Việt Nam. Trong đó, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước XK sản phẩm thương hiệu Việt qua hệ thống bán hàng trực tuyến của Amazon Global Selling đã phát huy tốt hiệu quả, mở ra kênh tiêu thụ mới cho nông sản Việt.

Ông Reindert Dekker - chuyên gia tư vấn cao cấp của Cơ quan Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan: Nông sản, thực phẩm không còn là sản phẩm thô mà cần có tính văn hóa, cảm xúc, hình ảnh. Do vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp phải tự hào và tự tin về sản phẩm, những câu chuyện đằng sau thương hiệu để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng.
Bùi Việt

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao