Định hướng và giải pháp phát triển ngành dầu khí theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị

Trong thời gian qua, thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp dầu khí. Giá dầu thô liên tục biến động, kéo theo những ảnh hưởng đến giá khí, sản phẩm dầu khí và chuỗi cung ứng dầu khí…

Điều này lại càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh thế giới vẫn đang đối mặt với đại dịch Covid-19. Cơ cấu năng lượng sơ cấp đang có xu hướng thay đổi mạnh mẽ, theo hướng xanh hóa, phát triển năng lượng sạch, giảm phát thải cacbon. Xu hướng này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dầu khí và các sản phẩm từ nguồn năng lượng này. Cùng với thế giới, ngành dầu khí cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi công nghệ số 4.0, đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực phải thực hiện tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các mục tiêu cụ thể đối với ngành Dầu khí được định hướng như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Thứ hai, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.

Thứ ba, phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG).

Thứ tư, tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hoá dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Thứ năm, đối với dầu khí đá phiến, khí hydrate (băng cháy), tích cực nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về địa chất và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để mở rộng phạm vi khảo sát; sớm triển khai đánh giá tổng thể, đẩy nhanh khai thác thử nghiệm khi điều kiện cho phép.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 55 cũng chỉ đạo tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý, sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí và các văn bản pháp lý có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phù hợp với tình hình mới của ngành dầu khí; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường năng lượng.

Với vai trò là Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về năng lượng, Bộ Công Thương đã tích cực tham mưu cho Chính phủ và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện những cơ chế chính sách đảm bảo an ninh năng lượng; phát triển đồng bộ và hợp lý, đa dạng các loại hình năng lượng theo tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55 (Nghị quyết 140).

Định hướng và giải pháp phát triển ngành dầu khí theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị

Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch năng lượng) và Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược phát triển năng lượng), bám sát các mục tiêu, định hướng cụ thể của Nghị quyết 55 và Nghị quyết 140 đề ra.

Theo đó, nhiệm vụ lập Quy hoạch năng lượng gắn với các mục tiêu (i) Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp 173 triệu TOE (tấn dầu quy đổi) vào năm 2030 và 354 triệu TOE vào năm 2050; (ii) Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng 118 triệu TOE vào năm 2030 và đạt 240 triệu TOE vào năm 2050; (iii) Đạt mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 20% năm 2030 và 22% năm 2050; (iv) Mục tiêu tiết kiệm năng lượng mức 8,2% (tương đương 11 triệu TOE) vào năm 2030 và 12,9% (tương đương 36 triệu TOE) vào năm 2050.

Riêng đối với ngành dầu khí, mục tiêu đề ra là tăng sản lượng khai thác dầu thô và khí; phát triển thị trường khí và xây dựng cơ sở hạ tầng cho phân phối và nhập khẩu khí; sản lượng sản phẩm xăng dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước và phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA). Để đạt được những mục tiêu trên, Bộ Công Thương đã xây dựng định hướng phát triển cho từng lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; công nghiệp khí, chế biến dầu khí, vận chuyển, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu khí.

Đối với lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là phát triển và khai thác hiệu quả các mỏ đã phát hiện dầu khí và triển khai đưa vào khai thác các mỏ mới; tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các giải pháp nâng cao thu hồi dầu tại các mỏ; thực hiện tốt công tác quản lý mỏ, tối ưu và duy trì khai thác có hiệu quả các mỏ dầu và khí đã đưa vào khai thác; khai thác một cách hợp lý để sử dụng tài nguyên dầu khí trong nước hiệu quả, lâu dài; phát triển các mỏ mới đã phát hiện từ hoạt động tìm kiếm thăm dò ở các giai đoạn trước, tập trung tại các khu vực tiềm năng như nước sâu xa bờ; tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hai dự án khí lớn: Lô B&48/95 và 52/97 và Cá Voi Xanh.

Đối với lĩnh vực công nghiệp khí là phát triển lĩnh vực công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu: khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí; phát triển thị trường khí, chính sách giá khí, đẩy mạnh triển khai các dự án phát triển mỏ, khai thác, thu gom khí; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom, cung cấp, nhập khẩu khí, đặc biệt là hệ thống kho cảng LNG; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công nghiệp khí.

Đối với lĩnh vực chế biến dầu khí là phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí để đáp ứng nhu cầu trong nước, hướng tới mục tiêu xuất khẩu; tích hợp lọc dầu với hóa dầu, hóa chất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí; nghiên cứu thực hiện việc đầu tư cải tiến/nâng cấp sản phẩm, phát triển sản phẩm mới; duy trì vận hành ổn định, an toàn các nhà máy lọc dầu, đầu tư nâng cấp, mở rộng các nhà máy lọc dầu hiện hữu; nghiên cứu đầu tư các dự án hóa dầu/hóa chất mới gắn với các trung tâm chế biến dầu khí.

Đối với lĩnh vực tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí là phát triển hợp lý hệ thống phân phối xăng dầu nhằm bảo đảm lưu thông và bình ổn thị trường tiêu thụ, đáp ứng toàn bộ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước; tăng cường các giải pháp gia tăng dự trữ về dầu thô và xăng dầu; khuyến khích sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.

Với các định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng, trong thời gian tới ngành Dầu khí sẽ tiếp tục phát triển đồng bộ, toàn diện và hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.
Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từng gây tiếng vang với sách phân tích chiến thuật B52 ở tuổi 29, chị tiếp tục ghi dấu ấn với ngòi bút sắc sảo trong lĩnh vực báo chí ngành Công Thương.
Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Công đoàn Công Thương Việt Nam phát huy vai trò tiên phong của công nhân, thúc đẩy thi đua sáng tạo, chăm lo quyền lợi người lao động trong kỷ nguyên mới.

'Biển người' đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong đêm hội 'Sắc màu Thành phố Bác'

Tối 30/4, hàng vạn người dân từ các nơi tiếp tục đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong niềm hân hoan và tự hào của ngày đại lễ dân tộc.
Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

“Cha ông ta ngã xuống…”, “Không phải tất cả chúng con được về…” – âm nhạc hai thời đại cùng gọi tên lòng biết ơn dân tộc.
Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Nửa thế kỷ sau ngày 30/4/1975, hai nhân chứng có mặt tại Dinh Độc Lập vẫn không khỏi bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử mà họ có mặt trong buổi trưa hôm ấy.
TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

Cả triệu người dân TP. Hồ Chí Minh thức trắng đêm 29/4, trải dài từ Bến Bạch Đằng đến đại lộ Lê Duẩn, để giữ chỗ, chờ đón lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Ban đầu chỉ là quà tặng của báo Việt Nam News, ấn phẩm poster cắt xếp mô phỏng chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đang được săn lùng.
Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Chiều ngày 29/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức tiếp nhận những bức ảnh quý giá từ các phóng viên chiến trường có mặt tại TP Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Hòa cùng không khí cả nước, Báo Công Thương tưng bừng trang hoàng, thay avatar mừng đại lễ 30/4, lan tỏa tinh thần yêu nước, tri ân lịch sử và khơi dậy tự hào.
Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, những người Công Thương vẫn bền bỉ viết tiếp câu chuyện hoà bình bằng trí tuệ, nghị lực và khát vọng kinh tế thời bình.
Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Ngày 29/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch về việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024-2025.
Mobile VerionPhiên bản di động