Điều kiện để LNG thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của châu Á

Dù LNG có thể “sạch” hơn than nhưng vẫn là nguồn năng lượng phát thải nên các nước sẽ phải cân nhắc giữa cơ hội kinh tế và quyền được hưởng khí hậu trong lành.
Phát triển điện khí LNG: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc để phát huy hiệu quả Thái Bình chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy nhiệt điện LNG với quy mô 1.500 MW Dự án điện khí LNG Thái Bình trị giá gần 2 tỉ USD được trao giấy chứng nhận đầu tư

Khi nhiệt độ Trái Đất tăng vọt trong thập kỷ qua, kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan cùng những mất mát và thiệt hại liên quan, cuộc tranh luận về việc ai phải chịu trách nhiệm đã trở nên gay gắt hơn.

Điều kiện để LNG thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của châu Á
LNG là một trong những giải pháp cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Ảnh: Bloomberg/TTXVN

Các quốc gia ở Nam toàn cầu hiểu rõ rằng phần lớn ô nhiễm khí hậu cho đến nay là do các nước công nghiệp phát triển thuộc Bắc toàn cầu gây ra và họ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Thêm vào đó, các nước giàu còn đang “xát thêm muối vào vết thương” khi tích lũy của cải bằng cách khai thác các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên ở phía Nam, nhưng dường như họ lại muốn cấm các nước đang phát triển tiếp cận những nguồn này.

Làm thế nào để có thể thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai mà không gây nguy hiểm thêm cho khí hậu là câu hỏi được các nền kinh tế châu Á đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn mong muốn đảm bảo sự phát triển kinh tế của mình không bị hạn chế bởi các quyết định chính sách được đưa ra ở nơi khác. Đó là mong muốn có cơ sở, bởi theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, châu Á đang trên đà đóng góp khoảng 2/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Một số nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân trong 7 năm tới. Các nước châu Á sẽ cần năng lượng để thúc đẩy sự phát triển này. Giữa bối cảnh than đá phải đối mặt với sự suy giảm không thể tránh khỏi, nhiều nền kinh tế đang chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) làm nhiên liệu chuyển đổi được lựa chọn.

Nhu cầu về LNG đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn trên toàn khu vực châu Á. Nhật Bản năm ngoái đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, đạt 98,3 tỷ m3. Các dự báo cho thấy Đông Nam Á sẽ tăng gấp bốn lần lượng sử dụng loại nhiên liệu này trong vòng 10 năm tới. Điều này sẽ nâng tỷ trọng tiêu thụ LNG trên toàn cầu của khu vực này lên 12%.

Mặc dù LNG có thể “sạch” hơn than nhưng đây vẫn là một trong những nguồn năng lượng phát thải nhiều nên chính phủ các nước sẽ cần phải cân nhắc giữa cơ hội kinh tế và quyền của công dân được hưởng khí hậu trong lành và an toàn.

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) vừa diễn ra tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã công bố kết quả của đợt "kiểm kê toàn cầu" đầu tiên về cách các quốc gia đang thực hiện cam kết về khí hậu được đưa ra theo Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.

Phân tích của nhóm nghiên cứu Climate Action Tracker cho thấy không một quốc gia nào đi đúng hướng với những cam kết của mình trong việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 C. Nhìn chung, thế giới đang hướng tới mức tăng nhiệt độ đáng quan ngại 3 độ C trong thế kỷ này.

Ngày 10/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo những cam kết đưa ra tại COP28 đến thời điểm này sẽ chỉ giúp giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính của ngành năng lượng cần cắt giảm vào năm 2030 để ngăn chặn Trái Đất ấm lên. Trong một báo cáo, IEA nhận định: “Các cam kết này là bước tiến trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của ngành năng lượng, nhưng chưa đủ mạnh để giúp thế giới đạt được các mục tiêu về khí hậu, đặc biệt là mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C”.

Thực tế này củng cố động lực của nhiều nhà hoạch định chính sách nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Nhưng một số người cho rằng các nước nên tập trung vào điều chỉnh việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong việc sử dụng các công nghệ để thu giữ và lưu trữ CO2 thải ra.

Dù bằng cách nào, có một điều chắc chắn là chẳng bao lâu nữa, việc phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch mà không có một số biện pháp hạn chế sẽ không còn khả thi về mặt chính trị hoặc thương mại. Điều này khả thi hơn dự kiến nhờ vào một cơ chế đã tồn tại hơn 25 năm: thị trường carbon.

Được thành lập lần đầu tiên như một phần của Nghị định thư Kyoto năm 1997, thị trường carbon cho phép các công ty bù đắp lượng khí thải carbon mà họ không thể loại bỏ trực tiếp khỏi chuỗi giá trị của mình. Bằng cách này, các doanh nghiệp sẽ bồi thường cho hành tinh về lượng carbon mà họ tiếp tục thải ra trong khi vẫn nỗ lực khử carbon trong các hoạt động. Khoản bồi thường này, dưới hình thức mua tín dụng carbon, được hướng tới các dự án, bao gồm hàng trăm dự án trên khắp châu Á, đã được chứng minh là có khả năng loại bỏ hoặc ngăn chặn lượng khí thải carbon.

Với sự gia tăng nhu cầu LNG như dự báo và tạo áp lực nhằm tăng cường hành động và đạt được những tham vọng về khí hậu, nhu cầu bù đắp khí thải cho LNG có thể sẽ tăng lên, bởi nếu loại nhiên liệu này được tiếp thị một cách đáng tin cậy như một loại nhiên liệu thay thế thì tác động của nó đến khí hậu phải được giảm bớt.

Mặc dù việc mua tín dụng carbon dễ dàng và hiệu quả của chúng trong việc giúp các lĩnh vực khó giảm thiểu tác động đến khí hậu, là khá rõ ràng, nhưng những tuyên bố rằng chúng có tác động hạn chế trong việc giảm lượng khí thải carbon gần đây đã nhận được sự chú ý của giới truyền thông. Hiệu quả của tín dụng carbon đã được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.

Tín dụng carbon sẽ giúp các quốc gia đang phát triển ở châu Á và khu vực Nam toàn cầu nhận được nguồn tài chính cần thiết để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, bảo vệ và phục hồi rừng cũng như giảm lượng rác thải đưa vào bãi chôn lấp. Việc bù đắp lượng khí thải của mỗi chuyến hàng LNG sẽ là một bước tích cực trong quá trình chuyển đổi của các nền kinh tế châu Á hướng tới một tương lai thịnh vượng, bền vững và sẽ giảm bớt xung đột giữa phát triển kinh tế và giữ an toàn cho khí hậu.

Để thực hiện được điều này sẽ đòi hỏi một nguồn lực không kém phần quan trọng, đó là sự đổi mới, sáng tạo và tầm nhìn xa của các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh châu Á.

Theo bnews.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về tiến độ đường dây 500kV mạch 3, tuần đầu tháng 5/2024

Thông tin mới nhất về tiến độ đường dây 500kV mạch 3, tuần đầu tháng 5/2024

Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối vẫn đang gấp rút thi công với mục tiêu hoàn thành trong tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
PC Nghệ An triển khai các giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mùa nắng nóng

PC Nghệ An triển khai các giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mùa nắng nóng

Để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục mùa hè nắng nóng, PC Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp như tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển phụ tải.
Khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia đường dây 500kV mạch 3.
Giới chuyên gia phân tích lý do không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Giới chuyên gia phân tích lý do không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chiều 4/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn kỹ thuật về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

Các chuyên gia cho rằng, cần có cái nhìn tổng thể về vòng đời của điện áp mái, vì khi lắp thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất và tiêu hủy sẽ là màu xám.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), trong 2 ngày 3-4/5, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Góp phần đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Góp phần đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Số liệu thống kê cho thấy, tiêu thụ điện bình quân trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay giảm 8% so với ngày trước lễ và tăng rất cao so với cùng kỳ nghỉ lễ 2023.
Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện

Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện

UBND tỉnh Tây Ninh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và nhà đầu tư 2 dự án truyền tải điện, đảm bảo cung cấp điện cho địa phương và vùng lân cận.
Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư các dự án nguồn điện

Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư các dự án nguồn điện

Công tác quy hoạch điện, đầu tư các dự án nguồn điện là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Chiều 3/5 hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục diễn ra với chuyên đề "Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới".
Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Thời gian qua, ngành Dầu khí Việt Nam có xu hướng chuyển dịch phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch một cách mạnh mẽ.
Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong 2 ngày 3-4/5/2024, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.
Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ mới đây đã tạm thời cho phép giao dịch với các ngân hàng Nga để thanh toán trong lĩnh vực năng lượng.
Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

PC Cao Bằng đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền, cùng các đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình, cơ quan...
VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

Công ty TNHH Công nghệ Việt (VTECH), là đơn vị đầu tiên sớm hoàn thành toàn bộ gói thầu cung cấp cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy
Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Trước những khó khăn về cung cấp cột thép cho đường dây 500kV mạch 3, EVN/EVNNPT đã tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu.
PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

PC Lào Cai: Tích cực tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

Công ty Điện lực Lào Cai đã không ngừng nỗ lực trong việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả
Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, tiêu thụ điện tăng tới 37,2% so với cùng kỳ

Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngày 1/5, tại Bắc Ninh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức khen thưởng đột xuất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động