Điều gì đã xảy ra với thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

Một thỏa thuận dường như đã rất gần. Mới tháng 5 vừa qua, chính quyền Tổng thống Trump và Trung Quốc dường như đang trên bờ vực giải quyết tranh chấp đối với các chính sách thương mại của Bắc Kinh - rồi tất cả đã sụp đổ. Một thỏa thuận ngừng chiến được tuyên bố bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào tháng 6 cũng đã không thành công.

Giờ đây, thị trường tài chính toàn cầu đang rung chuyển và các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang cố gắng đẩy nền kinh tế của họ khỏi tình trạng tồi tệ nhất bằng cách cắt giảm lãi suất - tất cả đều dự đoán rằng một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục diễn ra, có thể đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Các chuyên gia của Viện Chính sách xã hội châu Á cho rằng, càng ngày càng ít tin tưởng vào cả hai phía, cùng với ý thức ngày càng tăng ở cả Washington và Bắc Kinh rằng họ có thể tốt hơn nếu không có thỏa thuận, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Đầu tháng 8 đã bắt đầu với rất nhiều bất ngờ. Ngày 01/8, Tổng thống Trump đột ngột tuyên bố rằng bắt đầu từ ngày 1 tháng 9, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan đối với 300 tỷ đôla nhập khẩu còn lại của Trung Quốc. Ngày 5/8, Bắc Kinh đáp trả bằng cách ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ - một đòn giáng mạnh vào khu vực nông nghiệp nông thôn Mỹ - và để tiền tệ xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua. Một đồng tiền Trung Quốc có giá trị thấp hơn mang lại cho các nhà xuất khẩu một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nước ngoài.

dieu gi da xay ra voi thoa thuan thuong mai my trung
Giai đoạn trước ngày 05/5 có thể là một cơ hội bị bỏ lỡ…

Động thái tiền tệ của Bắc Kinh đã khiến Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố Trung Quốc lần đầu tiên thao túng tiền tệ kể từ năm 1994. Bước đó cuối cùng có thể mở đường cho các biện pháp trừng phạt bổ sung. Nhưng hiện tại chủ yếu thể hiện tính biểu tượng xung đột ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh.

Viễn cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra không xác định, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với một nền kinh tế toàn cầu vốn đang suy yếu. Nó làm rung chuyển thị trường tài chính, không khuyến khích thương mại và làm tê liệt các doanh nghiệp phải quyết định nơi đặt nhà máy, mua vật tư và bán sản phẩm. Khi các công ty bị cuốn vào cuộc chiến khiến các kế hoạch như vậy bị trì hoãn, họ cùng nhau làm suy giảm thương mại và tăng trưởng. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự kiến ​​thương mại thế giới sẽ chậm lại trong năm 2019 trong năm thứ hai liên tiếp.

Các ngân hàng trung ương đang để cố gắng hạn chế thiệt hại kinh tế, mặc dù việc giảm lãi suất vay chỉ mang lại lợi ích hạn chế khi lãi suất đã thấp. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã vừa cắt giảm lãi suất chính của Mỹ lần đầu tiên trong một thập kỷ. Ngày 7/8, các ngân hàng trung ương của Indonesia, New Zealand và Thái Lan đã tuyên bố cắt giảm lãi suất của họ. Các bên đều đang dự đoán về Trung Quốc và động lực cuộc chiến thương mại trong thập kỷ tới, có lẽ nó sẽ không biến mất vĩnh viễn.

Chính quyền Tổng thống Trump và Bắc Kinh đang đấu tranh vì một loạt vấn đề nhức nhối. Phía Mỹ cho rằng người Trung Quốc đang gian lận trong nỗ lực thống trị các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Cụ thể, chính quyền Mỹ cáo buộc rằng Bắc Kinh đang đánh cắp bí mật thương mại, buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ và trợ cấp không công bằng cho các công ty công nghệ Trung Quốc trong khi gây sức ép với các đối thủ nước ngoài bằng các thủ tục hành chính nặng nề. Việc đạt được một thỏa thuận đáng kể chắc chắn là khó khăn, nhất là bởi nó sẽ yêu cầu Trung Quốc thu hẹp lại tham vọng kinh tế. Tuy nhiên, vào đầu tháng 5, hai bên dường như đang tiến tới một thỏa thuận có ý nghĩa.

Mọi thứ dừng lại khi Tổng thống Trump đột ngột cáo buộc Bắc Kinh ngày 5/5 từ bỏ các cam kết mà họ đã đưa ra trước đó và nói rằng Mỹ sẽ tăng thuế đối với 200 tỷ đôla các sản phẩm Trung Quốc, một mối đe dọa đã trở thành hiện thực vào năm ngày sau đó. Chính quyền Tổng thống Trump cũng bắt đầu sẵn sàng áp thuế thêm đối với 300 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc - một sự leo thang sẽ nhắm tới hầu như tất cả mọi hàng hóa mà Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung gặp nhau và Tổng thống Trump đã đồng ý trì hoãn các mức thuế mới trong khi các cuộc đàm phán đã được nối lại.

Sau vòng đàm phán thứ 12 tại Thượng Hải vào cuối tháng 7 đã đạt được tiến bộ ít ỏi, chính quyền Tổng thống Trump đã hủy bỏ thỏa thuận ngừng chiến và nói rằng sẽ bắt đầu đánh thuế 300 tỷ đôla vào ngày 1/9. Tổng thống Trump cáo buộc Bắc Kinh cố gắng làm chậm các cuộc đàm phán cho đến năm 2020 với hy vọng ông Trump sẽ không thắng cử lần nữa và thay vào đó Trung Quốc có thể đàm phán với một tổng thống Dân chủ.

Dù có đúng hay không thì Bắc Kinh có thể đã rút ra một bài học từ các thỏa thuận của Tổng thống Trump với Mexico: Sau khi thúc ép Mexico đồng ý với một thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ được đàm phán lại vào năm ngoái, ông Trump đã từ chối trong nhiều tháng để dỡ bỏ thuế đối với thép và nhôm của Mexico. Cuối cùng, vào giữa tháng 5, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng sẽ bỏ các mức thuế đó, khôi phục sự hài hòa cho các mối quan hệ thương mại khu vực - chỉ để sau đó quay lại đe dọa Mexico bằng thuế quan mới trong một cuộc tranh chấp mà sau đó được giải quyết, về vấn đề nhập cư.

Việc lặp đi lặp lại các đe dọa lẫn nhau đã khiến cho việc tiếp tục đàm phán thương mại trong thời gian ngắn trở nên vô nghĩa. Trung Quốc dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài với Mỹ. Rõ ràng là tiến độ đàm phán đã đình trệ rất nhiều so với giai đoạn trước ngày 5/5, và rất có thể cả hai bên sẽ coi giai đoạn đó là một cơ hội bị bỏ lỡ…

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Campuchia là thị trường tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất cho Việt Nam

Campuchia là thị trường tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất cho Việt Nam

Campuchia là thị trường tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm với 88.914 tấn, đạt 76,2 triệu USD giảm về lượng và kim ngạch so cùng kỳ
Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo từ Indonesia, giá thấp nhất trong các nguồn cung

Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo từ Indonesia, giá thấp nhất trong các nguồn cung

Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa chốt hợp đồng 300.000 tấn gạo với các nhà cung cấp, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách trúng thầu với 108.000 tấn gạo.
Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Trước sự khởi sắc của xuất khẩu trong quý I/2024, Bộ Công Thương tiếp tục nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đã đề ra để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2024.
3 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 8,08 tỷ USD

3 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 8,08 tỷ USD

3 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 178,04 tỷ USD. Trong bối cảnh đơn hàng khó khăn, Việt Nam vẫn xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Hòa Bình lần đầu xuất 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Hòa Bình lần đầu xuất 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Tỉnh Hòa Bình vừa xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang Hàn Quốc, kỳ vọng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản chờ cơ hội bứt tốc

Xuất khẩu thủy sản chờ cơ hội bứt tốc

Xuất khẩu thủy sản sang Canada tăng 59%, sang Australia tăng 18%, sang Mỹ tăng 22%, sang Trung Quốc tăng 44%,... doanh nghiệp thủy sản đang chờ cơ hội bứt tốc.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2%

Tổng Cục Thống kê công bố thông tin kinh tế- xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024, trong đó có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Có khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada không khai thác được lợi ích CPTPP, do đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa việc này.
Dữ liệu tồn kho tiếp đà hồi phục, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Dữ liệu tồn kho tiếp đà hồi phục, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm. Dự kiến giá cà phê trong thời gian tới sẽ chịu áp lực do nguồn cung mới từ Brazil và Indonesia.
Hòa Bình: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 500 triệu USD trong 3 tháng đầu năm

Hòa Bình: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 500 triệu USD trong 3 tháng đầu năm

Trong tháng 3/2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình đạt hơn 160 triệu USD, lũy kế trong 3 tháng đầu năm đạt gần 500 triệu USD.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Doanh nghiệp FDI xuất siêu trên 12,3 tỷ USD trong quý I/2024

Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 12,3 tỷ USD kể cả dầu thô.
Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam đang trong quá trình thẩm định.
Skyline VMAC phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam

Skyline VMAC phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam

Ngày 27/3/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Skyline VMAC ký kết hợp tác với đối tác LeVending về phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Diễn đàn xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam – Australia

Sắp diễn ra Diễn đàn xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam – Australia

Diễn đàn Xuất khẩu Vật liệu xây dựng và Hợp tác trong lĩnh vực Xây dựng, Bất động sản Việt Nam-Australia 2024 được tổ chức vào ngày 15/05/2024.
Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Giá cà phê Robusta bật tăng 2,71%, tạo đỉnh mới trong 30 năm, giá Arabica tăng thêm 1,38%, lên mức cao nhất trong ba tuần.
Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định mời gọi đầu tư vào 5 trụ cột: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 45,15 triệu USD, tăng 18,06% so với cùng kỳ năm 2023.
Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam - ba trong số bốn nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ sẽ phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) từ 1,69% đến tối đa 196%.
Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động