Kiểm soát chặt việc áp dụng giá dịch vụ y tế |
Để mức giá dịch vụ phù hợp với chi phí thực tế và khả năng cân đối Quỹ BHYT trong điều kiện chưa điều chỉnh được mức đóng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam đã khảo sát, tính toán chi phí thực tế của một số dịch vụ. Trên cơ sở đó, ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 (có hiệu lực từ ngày 15/7/2018) quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Theo đó, có 88 giá dịch vụ y tế được điều chỉnh, đáng chú ý có 70 dịch vụ giảm giá, gồm: 6 giá khám bệnh của 5 hạng bệnh viện và trạm y tế xã, bình quân giảm 17%; 34 giá ngày giường bệnh của 5 hạng bệnh viện và các loại giường, bình quân giảm 6%; 30 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm, bình quân giảm 24%. Điều chỉnh tăng 9 dịch vụ, gồm: 7 giá ngày giường và 2 dịch vụ xét nghiệm. Trong đó, chủ yếu là giường hồi sức tích cực và giường hồi sức cấp cứu, bình quân điều chỉnh tăng 5%.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng sau khi điều chỉnh giá dịch vụ theo Thông tư 15/2018/TT-BYT và sử dụng có hiệu quả Quỹ BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc thực hiện nghiêm túc các giải pháp nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Thực hiện nghiêm, đúng các quy định chuyên môn trong việc chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng.
Ngoài ra, Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở y tế phải bố trí, điều tiết nhân lực và các buồng khám, bàn khám phù hợp với nhu cầu khám bệnh của người dân; tuyến cơ sở phải báo cáo Sở Y tế để bảo đảm đủ thuốc; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn để thực hiện việc theo dõi, quản lý, điều trị đối với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính theo phân tuyến. Các bệnh viện tuyến trên phải tập trung khám, chữa các bệnh theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, tư vấn để người dân đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế tuyến dưới, nhất là tuyến y tế cơ sở để vừa bảo đảm quyền lợi của người có thẻ BHYT, vừa giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Đối với việc chỉ định sử dụng dịch vụ, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú, Bộ Y tế đặc biệt lưu ý, giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh phải tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm, đúng các quy định chuyên môn trong việc chỉ định các dịch vụ cận lâm sàng; tăng cường điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú theo đúng quy định; nâng cao chất lượng điều trị để giảm thời gian điều trị nội trú của người bệnh. Thực hiện đúng quy định về danh mục, tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; tăng cường và thường xuyên kiểm tra để tránh các trường hợp áp dụng sai mức giá dịch vụ, giá thuốc, vật tư y tế, tính sai số ngày điều trị nội tru