Điện lực: Dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương năm 2024

Theo TS Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, thành công của lĩnh vực điện lực là dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương trong năm 2024.
Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng: Đường dây 500kV mạch 3 và Luật Điện lực (sửa đổi) mở đầu cho những kỳ tích... Năm 2024, ngành Công Thương gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Năm 2024 ghi dấu loạt chính sách mới trong lĩnh vực năng lượng, như sửa đổi Luật Điện lực, tái khởi động chương trình điện hạt nhân và tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo. Cùng với đó, việc tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) khỏi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chuyển đổi thành công mô hình hoạt động thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) là bước tiến quan trọng, bảo đảm sự minh bạch, công bằng trong vận hành thị trường điện. Các nỗ lực này giúp ngành năng lượng vượt qua điểm nghẽn, khai thông nguồn lực, và tạo đà phát triển bền vững.

TS Tạ Đình Thi
TS.Tạ Đình Thi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ảnh: Nghĩa Đức

Gỡ điểm nghẽn trong phát triển điện lực

Theo TS. Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (KHCN&MT): Ngành Công Thương được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao trọng trách rất lớn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, trong đó có các ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng, đóng vai trò then chốt và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đời sống nhân dân. Ở đây phải kể đến ngành, lĩnh vực điện lực, trong đó có điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới đang được cử tri, Nhân dân hết sức quan tâm.

Có thể nói trong năm 2024, bám sát định hướng chiến lược của Đảng, yêu cầu của Quốc hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngành Công Thương đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thử thách và đạt nhiều kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác xây dựng thể chế nhằm kiến tạo phát triển, tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn trong lĩnh vực điện lực.

Ngày 13/12/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021. Để bảo đảm an ninh năng lượng, Nghị quyết đã chỉ ra những kết quả, hạn chế, bất cập, nguyên nhân, trách nhiệm, nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện xong trước cuối năm 2025, nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đến nay Bộ Công Thương đã hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng, nổi bật nhất:

Cụ thể, trình Quốc hội thông qua Luật Điện lực năm 2024 trong một kỳ họp với tỷ lệ tán thành cao (91,65%). Đây là một đạo luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia trước mắt và lâu dài, trong đó nhiều nội dung mới, khó, phức tạp, nhạy cảm.

Điện mặt trời Ninh Thuận
Luật Điện lực (sửa đổi) đã tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển năng lượng tái tạo. Ảnh: VN

Tuy vậy, với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ, trực tiếp là Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Công Thương và Cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, được sự đồng tình cao của các vị đại biểu Quốc hội, chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 91,65% số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực năm 2024.

TS.Tạ Đình Thi cho rằng, đạo luật được thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, những vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển ngành điện, đặc biệt là bảo đảm an ninh cung cấp điện. Trong đó, phải kể đến việc giải quyết được những vấn đề cơ bản liên quan đến công tác quy hoạch, đầu tư, cơ chế giá điện, thị trường điện với những chính sách mới, đồng thời, có các chính sách ưu đãi đặc thù đối với từng loại hình dự án điện lực như đối với các dự án điện sử dụng khí, dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, trong đó có các dự án điện gió ngoài khơi...

Mở đường cho những kỳ tích

Cùng với hoàn thiện thể chế chính sách cho phát triển điện lực, theo TS Tạ Đình Thi, năm 2024 Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa định hướng chiến lược của Đảng tại Nghị quyết số 55-NQ/TW và Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Trong đó, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA), Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Bên trong Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia của Công ty NSMO. Ảnh: Trần Đình
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia chuyển đổi mô hình hoạt động sang NSMO. Ảnh: TH

“Bộ cũng đã tiếp nhận Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngành năng lượng Việt Nam nhằm bảo đảm tính độc lập, khách quan trong điều độ, vận hành hệ thống điện và thị trường điện”- TS Tạ Đình Thi đánh giá.

Cuối cùng,kỳ tích khác là Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối có tổng chiều dài gần 520 km, gồm hai mạch kép đường dây, được liên kết bởi 1.177 vị trí móng cột, đi qua địa bàn 211 xã/phường của 43 huyện/thị xã thuộc 9 tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra đã được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn kỷ lục, chỉ hơn 7 tháng kể từ ngày khởi công (18/01/2024) và chính thức khánh thành vào ngày 29/8/2024. Đặc biệt Đường dây được thi công trong điều kiện thời tiết khó khăn, bất lợi, địa hình phức tạp, hiểm trở.”

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Ngày 8/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm qua

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong quý I năm 2025 đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua, tạo tiền đề tích cực cho tăng trưởng các quý tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Từ cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục là lời cảnh báo cho cả showbiz Việt về sức hút công chúng và rủi ro pháp lý của nghệ sĩ với quảng cáo.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cá nhân 'tung chiêu' đòi nợ trên mạng xã hội không hiếm, nhưng chủ một quán ăn đưa “chuyện nợ nần” của UBND huyện Tương Dương lên Facebook đã thu hút dư luận...
Cứu hộ động đất Myanmar:

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ngay sau thảm họa động đất ở Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam ngay lập tức lên đường với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

Cần chủ động tránh ùn ứ hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống D.Trump áp dụng mức thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.
Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Ngày 4/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Sáng 4/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết.
Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 908/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Bộ Công Thương.
Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Ngày 3/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định 935/QĐ-BCT ngày 2/4/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Nhằm giúp giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Công Thương đang quyết liệt chỉ đạo di dời một số công trình điện.
Mobile VerionPhiên bản di động