Điện gió: Cơ hội để hình thành ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo

Hiện điện gió Việt Nam được đánh giá đang trong giai đoạn chuẩn bị và cần 5 đến 10 năm nữa để thực sự "cất cánh". Vì vậy, để điện gió trở thành ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo (NLTT) trong tương lai cần có một loạt chính sách, cơ chế tài chính phù hợp. Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro - đây là chìa khoá để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong phát triển điện gió.

Cần từ 5 đến 10 năm để "cất cánh"

Chia sẻ tại toạ đàm "Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới", sáng 8/12, về tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết: Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn, với tổng tiềm năng kỹ thuật đạt 377GW, trong đó điện gió trên bờ khoảng 217GW, và 160GW điện gió ngoài khơi.

Cũng theo ông Vy, trọng tâm chuyển đổi phát triển năng lượng giai đoạn 2030-2050 của Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển điện sạch, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa năng lượng tái tạo với chi phí thấp ngày càng tăng. Đồng thời, gia tăng nhanh việc sử dụng điện sản xuất từ NLTT trong phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, thúc đẩy phát triển NLTT, đặc biệt là điện gió là giải pháp tối ưu.

Ông Vy cũng chỉ ra, hiện điện gió đã được phê duyệt quy hoạch 11.800MW, có 84 nhà máy với tổng công suất khoảng 4.000MW đã vận hàn thương mại (COD) trước 31/10/2021. Đây là một nỗ lực rất lớn của các cơ quan ban ngành cũng như nhà đầu tư trong bối cảnh nhiều khó khăn của dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 37 dự án với tổng công suất khoảng 2.455MW đã đăng ký nhưng không kịp COD, điều này đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và rất cần các biện pháp tháo gỡ từ Chính phủ.

Điện gió: Cơ hội để hình thành ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo
Toạ đàm có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia và nhà đầu tư theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Mặc dù có tiềm năng lớn, song theo ông Vy, NLTT vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, cụ thể như chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định, còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các công nghệ NLTT. Giá FIT được áp dụng chung cho các dự án không phân biệt quy mô sẽ dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển đổi đất để thực hiện các dự án còn nhiều phức tạp.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Tuấn – chuyên gia năng lượng, nguyên Giám đốc Trung tâm NLTT Bộ Công Thương cho biết, nhìn nhận thực tế thời gian qua, trong chiến lược phát triển, khuyến khích điện năng lượng tái tạo (trong đó có điện gió) của Chính phủ đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng về quy mô đầu tư và công suất các dự án, làm thay đổi tỷ trọng công suất điện NLTT tham gia vào tổng công suất phát điện quốc gia.

"Thực tế, nhờ các chính sách ưu đãi của Chính phủ, điện gió giai đoạn từ 2011-2021 đã phát triển đột phá, đặc biệt vào năm 2021. Từ khoảng 30 MW vào năm 2012, đến năm 2021, điện gió đã có sự bùng nổ với hơn 4.800 MW đưa vào hoạt động" - ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Với đánh giá tiềm năng và sự bùng nổ như thời gian qua, có thể thấy, tại dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến 2045, vai trò phát triển của điện gió, gồm điện gió trên bờ và ngoài khơi sẽ phát triển nhanh chóng. "Nhìn tổng thể, sự phát triển bùng nổ của điện gió thời gian qua nhờ có sự hỗ trợ tích cực của chính sách. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển cần có sự hỗ trợ, tìm kiếm những chính sách, công cụ mạnh hơn để đẩy nhanh phát triển điện gió ngoài khơi. Vì dù có tiềm năng, song hiện tất cả mới chỉ là tiềm năng về kỹ thuật, và chưa phải là tiềm năng kinh tế" - ông Tuấn cho biết.

Cũng tại toạ đàm, các chuyên gia cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức hiện nay khi phát triển điện gió như so với điện mặt trời, điện gió phức tạp hơn nhiều về kỹ thuật, thời gian thi công thường kéo dài từ 2-3 năm, trong khi điện mặt trời chỉ nửa năm. Ngoài ra, vấn đề đầu tư cũng cao hơn nhiều, để giảm giá thành điện gió phải có công suất lớn, và với năng lực của các nhà đầu tư trong nước rất khó để huy động. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi, chưa có dịch vụ phụ trợ, tỉ lệ nội địa hoá... vẫn là những câu hỏi lớn cần giải đáp.

Do đó, theo ông Tuấn, cần lựa chọn con đường phát triển điện gió vào từng thời điểm hợp lý. "Hiện điện gió Việt Nam được đánh giá mới đang trong giai đoạn chuẩn bị, và cần 5 đến 10 năm nữa để chúng ta có thể "cất cánh". Vì vậy, để đi vào giai đoạn sau cần có một loạt chính sách, cơ chế tài chính phù hợp, bền vững; triển khai công nghệ phải được phát triển tương đối cụ thể, ít thay đổi với những mục tiêu rõ ràng, ổn định. Đặc biệt, Việt Nam cần lựa chọn cơ chế chia sẻ rủi ro, đây là chìa khoá để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong phát triển điện gió, nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư" - ông Tuấn bày tỏ quan điểm.

Chia sẻ thêm ở góc độ của nhà đầu tư, ông Nguyễn Đức Cường – chuyên gia cao cấp về năng lượng của tập đoàn T&T – cho biết, với nhu cầu điện của Việt Nam sẽ ngày càng tăng trong tương lai, đặc biệt, theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 nhằm thực hiện Net Zero vào 2050 đã đặt ra bài toán cơ cấu nguồn điện của Việt Nam để thích ứng.

Và việc thúc đẩy phát triển NLTT, trong đó ưu tiên phát triển điện gió là giải pháp quan trọng tạo công ăn việc làm mới, góp phần đa dạng nguồn cung, an ninh năng lượng, giảm phải khí nhà kính, và có vai trò thiết thực trong giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030 ở Việt Nam.

Thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp mới

Ông Cường khẳng định, với công nghệ manh tính chuyển đổi, hệ số công suất cao (45-55%), tương đương Tmax nhiệt điện khí/than, sản lượng điện đầu ra ổn định theo thời gian- có thể chạy nền… điện gió ngoài khơi sẽ sớm hình thành một ngành công nghiệp công nghệ cao mới trong nước. Đây cũng là cơ hội hình thành, phát triển khu/ngành công nghiệp phụ trợ NLTT.

"Đặc biệt, với sự phát triển công nghệ, giảm giá thành cùng với xu thế chuyển dịch năng lượng, ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi sẽ sớm phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Do đó, quy mô điện gió ngoài khơi đến 2030 cần đạt khoảng 10GW. Với quy mô này sẽ giúp định hình ngành công nghiệp phù trợ nội địa, giảm chi phí đầu tư" - ông Cường cho hay.

Bên cạnh đó, chỉ ra những tồn tại, ông Cường cho rằng, dù có tiềm năng lớn nhưng việc khai khác điện gió ngoài khơi còn nhiều thách thức và vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Bởi, điện gió ngoài khơi vẫn là lĩnh vực đầu tư còn mới ở Việt Nam, hiểu biết còn hạn chế từ nhà quản lý đến nhà đầu tư. Nhiều địa phương thiếu quy hoạch không gian biển, khó khăn trong thực hiện thủ tục xin cấp phép, quy mô chưa thực sự đủ lớn để hình thành một ngành công nghiệp. Do đó, cần sự quan tâm, hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan nhà nước và Chính phủ. Đặc biệt, cần cơ chế giá ổn định để hỗ trợ thúc đẩy ngành năng lượng xanh, sạch này trong tương lai.

Đặc biệt, tại hội thảo, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cũng đã đề cập đến việc đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến bài toán tài chính kinh doanh khi chủ đầu tư đối mặt với nhiều rủi ro, cụ thể như có cơ chế riêng cho các dự án được giãn tiến độ COD khi không kịp vận hành thương mại trước 31/10/2021, đặc biệt Chính phủ cần sớm thống nhất giá FIT, thời gian gia hạn như thế nào để doanh nghiệp có cơ sở để triển khai.

Góp ý thêm, ông Vy cho rằng, cần sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án NLTT theo các bước, xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây. Các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao cho đến khi đủ công suất theo yêu cầu.

Về giải pháp, cần hoàn thiện khuôn khổ chính sách cho phát triển NLTT; tổ chức chuẩn bị thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển NLTT. Đồng thời, xây dựng và ban hành áp dụng hoạc công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật NLTT; ban hành cơ chế chính sách phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện; kết hợp chính sách ưu đãi với cơ chế thị trường.

Nhìn về triển vọng tương lai, ông Tuấn cho rằng, chúng ta đang chứng kiến chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng hoá thạch sang năng lượng xanh, sạch. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên, đẩy nhanh hay chậm, từng giai đoạn triển khai như thế nào thì chúng ta cần cân nhắc để không ảnh hưởng đến nền kinh tế và vừa phải đáp ứng hoà nhập với quốc tế. Và để NLTT đáp ứng 70-80% trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2050 thì cần cân nhắc đến bài toán kinh tế, cái giá phải trả và điều kiện kèm theo là gì? Do đó, cần giải pháp chi tiết, cụ thể rõ ràng cho từng thời điểm, giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Infineon Technologies ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động