Thứ bảy 10/05/2025 07:52

Diễn đàn Văn hóa đọc PV GAS CA MAU: Sức bật của tổ chức học tập

Công ty Khí Cà Mau đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa đọc 2024 với sự tham gia của diễn giả Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT.

Nhằm mục đích phát triển Văn hóa đọc và chào mừng Ngày sách Việt Nam 21/4, sáng ngày 17/4/2024 Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa đọc 2024 với sự tham gia của diễn giả Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường – Trường Đại học FPT.

Với nội dung hấp dẫn, chương trình đã thu hút hơn 160 cán bộ công nhân viên (CBCNV) PV GAS CA MAU cùng các khách mời đến từ nhiều đơn vị bạn.

Diễn giả Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT

Tại diễn đàn, ông Hoàng Nam Tiến đã chia sẻ về sức bật của một tổ chức học tập cùng tư duy “nghĩ không cũ về những điều không mới”. Diễn giả đánh giá cao và nhận định những cá nhân đi đầu việc tự học chính là những “nhà lãnh đạo không chức danh” của tổ chức.

Diễn giả chia sẻ về những lợi ích, giá trị của việc đọc trong thời đại số và đưa ra những kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chọn các công cụ số giúp ích cho việc đọc có được hiệu quả tốt nhất. Diễn giả nhấn mạnh: “Không cần phải chạy đua về số lượng, mỗi năm phải đọc thật nhiều sách. Hãy đọc những gì mình cần và đọc một cách hiệu quả”.

CBCNV PV GAS CA MAU tham gia Diễn đàn

Những câu chuyện thực tế ấn tượng mà diễn giả đem đến, đã khơi gợi cho những người tham gia diễn đàn về việc “tái tư duy” trong cuộc sống và công việc. Với một đơn vị nhiều nhân lực trẻ như PV GAS CA MAU, mỗi CBCNV cần bước ra khỏi vùng an toàn để thay đổi, thích nghi, rèn luyện học tập nhiều, nhất là trong thời đại VUCA (Volatile – Biến động, Uncertain – Không chắc chắn, Complex – Phức tạp, Ambiguous – Mơ hồ).

Những chia sẻ dễ hiểu, dễ nhớ cùng với lối dẫn dắt hóm hỉnh, diễn giả đã giúp các CBCNV PV GAS CA MAU có một diễn đàn văn hóa đọc thật ý nghĩa, nhiều kiến thức bổ ích, và đặc biệt có thêm nhiều động lực, nhiệt huyết hơn trong việc học tập và đọc sách.

Từ ngày đầu thành lập đến nay, Ban Văn hóa đọc PV GAS CA MAU luôn duy trì tổ chức diễn đàn văn hóa đọc qua từng năm. Thông qua mỗi diễn đàn giúp người tham gia có những phương pháp phát triển nội lực bản thân, đọc sách đúng cách và vận dụng kiến thức đã học - đã đọc vào công việc và đời sống.

Bên cạnh đó, xác định Văn hóa đọc là một "trợ thủ" bổ trợ cho quá trình giữ gìn và kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, PV GAS CA MAU đã tiếp tục duy trì và phát triển mạnh mẽ Văn hóa đọc với nhiều hoạt động sôi nổi và tích cực khác như: các cuộc thi liên quan đến việc phát triển kỹ năng đọc được tổ chức thường xuyên và chương trình “Tủ sách cho em” - một hoạt động lan tỏa văn hóa đọc đến nhiều nơi, nhiều điểm trường có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Lập Bùi
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá đọc

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Petrovietnam: Sự chuyển mình chiến lược trong ngành công nghiệp, năng lượng

Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong chuyển đổi xanh, bền vững

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

AI, dữ liệu lớn và tương lai logistics số: Góc nhìn từ một doanh nghiệp tiên phong

PVCFC đột phá với Báo cáo Phát triển bền vững năm 2024

BSR nhận Hồ sơ FEED: Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất

PC Huế bảo dưỡng lưới điện trong ngày nghỉ lễ 1/5

Nestlé Việt Nam triển khai chương trình tôn vinh ẩm thực Huế

Công đoàn EVNGENCO2 thăm, tặng quà người lao động Thủy điện Trung Sơn

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

TTC AgriS giữ vững & phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào canh tác mía

PC Huế: Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Dấu hỏi sau những lọ yến 'thuần Việt'