Diễn đàn thường niên lần thứ 15 “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 11/1/2023
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh nhiều màu xám của kinh tế toàn cầu"

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 được tổ chức với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”. Bên cạnh Phiên khai mạc, tham luận, thảo luận, Diễn đàn năm nay diễn ra phiên đặc biệt – phiên tranh biện giữa các chuyên gia kinh tế với hai cặp tranh biện về chủ đề nhận định các chiều hướng của thách thức và đánh giá khả năng xoay chuyển, hóa giải thành công của Việt Nam cũng như của cộng đồng doanh nghiệp.

Trên cơ sở tham khảo các nhận định và phân tích của các chuyên gia, Phiên thảo luận với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, sẵn sàng vượt qua thách thức” được đại diện các bộ, ngành cùng lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp trao đổi cụ thể, ứng với thực tiễn hiện trạng hoạt động của từng lĩnh vực, thị trường và khu vực doanh nghiệp.

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”
Quang cảnh Diễn đàn

Tại Diễn đàn thường niên năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc nâng cao sức chống chịu và cả “va đập” cho nền kinh tế, Việt Nam cần tận dụng và biết tận dụng tốt những cơ hội mới đang xuất hiện. Từ đó tiếp tục duy trì cũng như nối dài nhịp tăng trưởng.

Theo ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, hiện các cơ hội và thách thức cho tăng trưởng là đan xen nhau trong với các đặc trưng: kinh tế thế giới đang mất đần động lực tăng trưởng, đứng trước nguy cơ suy thoái kỹ thuật trong khi các động lực tăng trưởng như xuất khẩu – đầu tư – tiêu dùng toàn cầu dự báo sẽ suy giảm; các chuyển đổi mang tính cơ cấu sẽ tiếp tục tạo ra các “va đập”, “tái cấu trúc” và định hình các nguyên tắc, “luật chơi” mới trong quản trị kinh tế toàn cầu.

Đáng chú ý khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, được đánh giá là trọng tâm của kinh tế thế giới, là động lực tăng trưởng, đồng thời là trung tâm của nhiều liên kết, sáng kiến kinh tế mới của các nước.

Trong bối cảnh đó Việt Nam cần duy trì tốt 3K: kiên định- kiên quyết- kiên trì. Theo đó cần kiên định về ổn định chiến lược, kiên quyết về giữ vững “tự chủ”, “tự cường” và kiên trì về phát triển bền vững.

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”
Thảo luận giữa các chuyên gia

Theo kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV Cấn Văn Lực, “phong cách” tăng trưởng của năm 2023 của Việt Nam tiếp tục mang dấu ấn của việc mở cửa trở lại khá sớm; các động lực tăng trưởng phục hồi khá đồng đều và tăng trưởng so với nền thấp của năm trước.

Cũng theo vị chuyên gia này, kinh nghiệm phòng chống dịch, quản trị rủi ro, các kinh nghiệm xử lý những khủng hoảng của Việt Nam đã được tích lũy tương đối tốt thời gian vừa qua, rủi ro tài khóa ở mức trung bình sẽ góp phần quan trọng tạo thêm dư địa cho năm 2023.

Diễn biến được các chuyên gia kinh tế cho rằng đáng chú ý nhất của năm 2023 là việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế sau 3 năm đóng cửa do thực thi chính sách zero-Covid. Diễn biến này được đánh giá là ẩn chứa nhiều yếu tố “nghịch” hơn là thuận.

Ở khía cạnh tích cực, ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học FulBright Việt Nam nhìn nhận, khoảng tháng 4 và tháng 5/2023, Trung Quốc sẽ “tự tin” hơn vào chính sách mở cửa, tạo cú hích về khôi phục tổng cầu nội địa. Khi đó thực tế sẽ tạo cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam sang Trung Quốc và du lịch của Trung Quốc vào Việt Nam.

Phân tích vấn đề này ở khía cạnh tiêu cực, nhiều chuyên gia cho rằng, việc nền kinh tế thứ hai thế giới mở cửa có thể khiến cho giá dầu thế giới tăng thêm đến 20% cùng việc lạm phát một số nền kinh tế chủ chốt trong đó có cả Mỹ có thể tăng thêm vào cuối năm. Chuyên gia Cấn Văn Lực thì lưu ý, tác động liên quan đến việc phòng chống về dịch bệnh sẽ phải đề phòng hơn và cạnh tranh với Trung Quốc quyết liệt hơn.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, trong khó khăn của những bất định của năm 2023, Việt Nam vẫn có “cửa” để có thể đổi chiều chích sách và giải quyết được những khó khăn trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam khi các điều kiện bên ngoài cho phép.

Kỳ vọng vào đầu tư công, tiêu dùng dân cư trong nước để bù đắp cho suy giảm xuất khẩu, nhưng cần nhấn mạnh rằng phải tăng tốc giải ngân vốn FDI cùng với giải ngân đầu tư công thì mới có bức tranh sáng cho tăng trưởng kinh tế”- ông Thành nói.

Chia sẻ từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long cho rằng doanh nghiệp cần luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, dám tạo ra sự khác biệt

Nghiên cứu chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, đặc biệt luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, và tạo ra những sản phẩm mang tính khác biệt là những kinh nghiệm để doanh nghiệp vượt qua thách thức, thích ứng với những thay đổi của thị trường...”- ông Trung nói.

Lãnh đạo Tập đoàn Tân Long cho rằng, bên cạnh vấn đề nguồn lực thì trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh mới, tái cấu trúc, doanh nghiệp còn phải đối mặt với vấn đề dôi dư lao động. Trong khi, Tân Long hiện không thâm dụng lao động phổ thông mà chủ yếu sử dụng lao động từ cấp chuyên viên, cán bộ có trình độ cao, với khoảng gần 4.000 cán bộ của doanh nghiệp hiện có trình độ cao.

Nhìn lại của quá trình chuyển đổi của Tân Long, ông Nguyễn Chánh Trung nhấn mạnh đó chính là “nghiên cứu chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn”, cụ thể, chủ động thu hẹp lĩnh vực bán buôn bởi có nhiều yếu tố khó kiểm soát, thay vào đó tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, cùng với xây dựng thương hiệu.

Diễn đàn thường niên lần thứ 15 “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức”
Ông Nguyễn Chánh Trung- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long

Một trong những dấu ấn tạo nên sự khác biệt của Tân Long gần đây được lãnh đạo tập đoàn này chia sẻ đó là sản phẩm heo ăn chay đã ra mắt thị trường từ tháng 10/2022. Sản phẩm cam kết nguyên liệu đầu vào cho heo là ăn đạm thực vật, không có yếu tố từ các nguồn tận thu từ giết mổ vì ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

"Bài học của chúng tôi là luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, Tân Long vẫn đang trong quá trình khởi nghiệp, vẫn đang tái cấu trúc doanh nghiệp, đó là định hướng lại chiến lược, ưu tiên nguồn vốn cho xây dựng chuỗi giá trị thực sự”, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long khẳng định.

Về kế hoạch cụ thể, với ngành lúa gạo, hiện doanh nghiệp đang xây dựng chuỗi giá trị lớn kết hợp với người nông dân để đầu tư, bước đầu đã kêu gọi nguồn vốn tài trợ. Còn trong ngành chăn nuôi đó là không quá quá lệ thuộc vào các nguồn vốn vay, cũng như chủ động hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động