Diễn đàn phát triển thị trường khí Việt Nam: Xây dựng thị trường khí Việt Nam cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả
Dầu khí 25/08/2022 09:16 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phát triển thị trường khí hóa lỏng: Xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, đồng bộ Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp khí |
Chủ trì và điều phối diễn đàn có ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương; TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam.
![]() |
Diễn đàn phát triển thị trường khí Việt Nam |
Thời gian qua, ngành công nghiệp khí và thị trường khí đã và đang khẳng định là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2010-2020, năng lượng khí của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,7% xét trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng, chiếm tỷ trọng 2,3%. Tuy nhiên, xét về cơ cấu năng lượng sơ cấp của Việt Nam, tỷ trọng của năng lượng khí đối với tổng nguồn năng lượng sơ cấp đang có xu hướng giảm từ 16,1% năm 2010 xuống 8,2% trong năm 2020.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Trần Duy Đông nhấn mạnh, triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2233/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là “Xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí và điện lực) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế”. Đặc biệt, đối với thị trường khí, mục tiêu được chỉ ra cụ thể là “Từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG, LPG và LNG”.
Để hoàn thành mục tiêu trên, Bộ Công Thương xác định cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ sớm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo lập môi trường kinh doanh khí cạnh tranh, lành mạnh và hiệu quả ở tất cả các khâu từ thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn khí.
“Do đó, Diễn đàn phát triển thị trường khí Việt Nam được tổ chức nhằm lắng nghe các ý kiến phản biện, góp ý đến từ các nhà quản lý, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu nhằm trao đổi, thảo luận đa chiều về các chủ đề xoay quanh nhiệm vụ phát triển thị trường khí Việt Nam trong thời gian tới, cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả” – ông Đông nhấn mạnh.
Với mục tiêu đó, Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận các vấn đề như sau:
Thứ nhất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh, minh bạch của thị trường khi gồm: nguồn cung cấp khí, sự phát triển của cơ sở hạ tầng khi, cấu trúc kinh doanh thương mại, lượng thương nhân tham gia và mức độ gia nhập thị trường trong từng khâu kinh doanh khí...
Thứ hai, vấn đề chuyển đổi các mô hình kinh doanh khí trước sự tác động của sự chuyển dịch năng lượng, khoa học công nghệ, yếu tố biến động địa chính trị...; các giải pháp thúc đẩy công tác đầu tư các dự án đầu tư khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng khí, nhập khẩu khí, điện khí, tái hóa khí LNG đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước.
Thứ ba, những vướng mắc, khó khăn trong việc thực thi các quy định về kinh doanh khí hiện nay, cụ thể là Nghị định số 87/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí và các văn bản pháp lý khác có liên quan nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị để trình Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh khí, đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo thúc đẩy tính cạnh tranh và hiệu quả của thị trường khi trong thời gian tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cửu Long JOC kỷ niệm 25 năm thành lập và cột mốc 400 triệu thùng dầu

Hội thảo “Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh khí”

Đảm bảo cung cấp khí ổn định cho phát điện

Giá dầu giằng co trước tác động trái chiều bởi thiếu hụt nguồn cung

Áp lực vĩ mô đẩy giá dầu đi xuống
Tin cùng chuyên mục

8 tháng năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng dầu các loại

Cửu Long JOC: 25 năm mở lối chinh phục “bầy sư tử biển”

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sẵn sàng xuất bán nguồn dự trữ xăng, dầu tại các bồn bể từ 20/9

Thêm 1,2 tỷ USD đầu tư mở rộng: Bước ngoặt "đổi đời" của Lọc dầu Dung Quất

Lo ngại lạm phát toàn cầu khi giá dầu tăng lên 100 USD/thùng

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành vượt chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận hợp nhất trước thuế

Giá dầu biến động trái chiều trước thềm các báo cáo

Thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW: Tạo động lực bứt phá cho ngành Dầu khí

8 tháng, xuất nhập khẩu dầu thô tăng mạnh về lượng

Vì sao giá dầu thô thế giới tăng mạnh?

Petrovietnam: Dấu ấn tiên phong của “những người đi tìm lửa”

Petrovietnam gia tăng chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh

Từ dự án đầu tiên hướng đến hiện thực hóa mục tiêu 22.400 MW nhiệt điện LNG

Xuất khẩu LNG của Nga sang nước láng giềng phía Nam tăng đột biến

Petrovietnam vươn mình trở thành tập đoàn năng lượng hàng đầu khu vực

Toàn văn Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quyết tâm đưa Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn vào vận hành trong quý IV/2030

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia: Đảm bảo sức chứa từ 75-80 ngày

Hai kịch bản trái chiều trên thị trường dầu thô thế giới
