Diễn đàn M&A Việt Nam 2019: “Thay đổi để bứt phá”

Tổng giá trị giao dịch thị trường M&A Việt Nam trong 10 năm qua đã đạt 55 tỷ USD và dự kiến 2019 sẽ đạt 7,6 tỷ USD. Tuy nhiên để M&A Việt Nam có thể bứt phá tăng trưởng mạnh trong bối cảnh mới rất cần có sự thay đổi toàn diện. Đây là vấn đề được các diễn giả và hàng trăm lãnh đạo cao cấp đưa ra thảo luận tại diễn đàn M&A 2019 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 7/8/2019.

Cơ hội và thách thức song hành

Sau một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch đạt tổng giá trị khoảng 55 tỷ USD, thị trường M&A tại Việt Nam tiếp tục đạt 5,43 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019 và dự báo đạt gần 7,6 tỷ USD cả năm 2019. Theo các chuyên gia, thị trường M&A Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội trong bối cảnh hoạt động M&A đang đứng trước một lực hút lớn cho dòng vốn trên toàn cầu.

dien dan ma viet nam 2019 thay doi de but pha
Ông Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định: Hoạt động M&A đã tăng trưởng không ngừng và trở thành một xu thế quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nếu như năm 2009, tổng giá trị thương vụ M&A mới chỉ đạt 1,1 tỷ USD, thì đến năm 2018, con số này đã vượt mốc kỷ lục 10,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị thương vụ trong thập kỷ qua đạt khoảng 55 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường M&A tại Việt Nam thời gian qua được tiếp sức bởi nhiều yếu tố tích cực từ nội tại nền kinh tế cũng như các cơ hội mang lại từ việc hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng, thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do như Hiệp định như Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cùng hàng loạt FTA thế hệ mới cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy hoạt động M&A tăng trưởng đột phá.

dien dan ma viet nam 2019 thay doi de but pha
Hàng trăm lãnh đạo hàng đầu của các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế , doanh nghiệp... quan tâm tham dự sự kiện

Theo thống kê từ Diễn đàn M&A Việt Nam 2019, các lĩnh vực sôi động nhất trong giai đoạn 2018 - 2019 tập trung vào khai thác thị trường trên 96 triệu dân của Việt Nam, bao gồm sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản. Các thương vụ đáng chú ý cũng tập trung trong ngành tài chính tiêu dùng, bán lẻ, thủy sản, logistics, giáo dục… Những điển hình cho thực hiện chiến lược M&A chủ động của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm Vingroup, Kido, Masan, PAN Group… Trong lĩnh vực bán lẻ, những thương vụ của Vingroup và Saigon Co.op mua lại các chuỗi siêu thị cho thấy, các nhà đầu tư nội cũng đang quyết liệt cạnh tranh để giành vị thế của mình trên thị trường.

Theo báo cáo của Topica Founder Institute (TFI) năm 2017, lượng vốn đầu tư mà các startup Việt Nam thu hút được trong năm 2018 tăng gấp 3 lần so với 2017. Cụ thể, 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn là 889 triệu USD đã diễn ra trong năm qua. Riêng 10 giao dịch hàng đầu đã mang về 734 triệu USD, chiếm 83% tổng giá trị thỏa thuận, như Yeah1 (100 triệu USD), Sendo (51 triệu USD), Topica (50 triệu USD) cùng 7 thương vụ không được tiết lộ khác đều có giá trị trên 30 triệu USD mỗi thương vụ.

Năm lĩnh vực start-up thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là fintech, e-commerce (thương mại điện tử), traveltech (khởi nghiệp lĩnh vực du lịch trên nền tảng công nghệ), logistics và edtech (khởi nghiệp lĩnh vực giáo dục trên nền tảng công nghệ). Trong đó, fintech quay lại vị trí dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trong năm 2018 với 8 thương vụ, tổng giá trị 117 triệu USD.

E-commerce đứng vị trí thứ hai khi chỉ có 5 thương vụ diễn ra, so với 21 thương vụ vào năm 2017. Tổng giá trị đầu tư năm 2018 lĩnh vực này là 104 triệu USD. Traveltech gây bất ngờ khi vươn lên hạng ba với 8 thương vụ, tổng giá trị 64 triệu USD của Vntrip, Luxstay, Atadi, Vleisure và một số thương vụ không tiết lộ khác. Trong khi đó, lĩnh vực logistics và edtech thu hút 3 - 4 thương vụ, giá trị hơn 50 triệu USD…

Trên đây cơ hội vẫn được đánh giá là nhiều tại Việt Nam, tuy vậy, những thách thức và khó khăn cũng còn không ít. Bên cạnh nguyên nhân khách quan như diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị, thương mại của khu vực và thế giới, thì các nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân chính.

Theo kết quả khảo sát của Nhóm nghiên cứu MAF và CMAC, các yếu tố trở ngại lớn nhất là tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước đang quá lớn (85%), báo cáo tài chính và công bố thông tin chưa minh bạch (80%), định giá quá cao (76%) và thời gian thực hiện thương vụ quá dài (75%). Các yếu tố khác lần lượt là: yếu tố văn hóa và sự thay đổi, không có nhiều cơ hội chất lượng, khó tiếp cận doanh nghiệp, yếu tố ngoại ngữ.

Một điểm đáng chú ý là, 8/8 yếu tố này liên quan đến nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, 6/8 yếu tố liên quan đến khu vực doanh nghiệp tư nhân. Đây là điều mà các nhà hoạch định và thực thi chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp Việt Nam cần suy nghĩ và tìm giải pháp để giải phóng các rào cản này.

Cổ phần hóa và thoái vốn trầm lắng khi 11 tháng năm 2018 mới chỉ cổ phần hóa 12 doanh nghiệp (trong đó có 3 doanh nghiệp thuộc danh sách năm 2017 và chưa có doanh nghiệp nào thuộc danh sách năm 2018 theo kế hoạch tại Công văn số 991/QĐ-TTg) với tổng giá trị doanh nghiệp của 12 doanh nghiệp là 29.747 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 15.413 tỷ đồng. Như vậy, đến nay mới có 27/127 doanh nghiệp trong kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 991/QĐ-TTg đã cổ phần hóa (chiếm 21%).

dien dan ma viet nam 2019 thay doi de but pha
Các diễn giả chia sẻ về những thay đổi chính sách liên quan đến thúc đẩy thị trường M&A

Các giải pháp thay đổi để thúc đẩy thị trường M&A Việt Nam bứt phá

Trong khảo sát của MAF và CMAC, để thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam, ba yếu tố quan trọng cần thực hiện quyết liệt là: thoái vốn quyết liệt và mạnh mẽ hơn, thúc đẩy các tập đoàn tư nhân, doanh nghiệp cần minh bạch và công bố thông tin tốt hơn.

Cụ thể, thị trường Việt Nam cần có thêm những nguồn hàng tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước cổ phần hóa, nhưng tỷ lệ cổ phần của Nhà nước vẫn còn quá cao và nhiều năm vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược. Vì vậy, mỗi năm, cần đặt mục tiêu thoái vốn tại 1 - 2 công ty lớn, có tính chất dẫn dắt thị trường.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý và thực thi liên quan đến đầu tư và M&A cần được hoàn thiện và tháo dỡ các rào cản cũng như các vấn đề về giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư, vấn đề quy hoạch, vấn đề thuế cho các giao dịch M&A.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam, cả nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp tư nhân cần minh bạch hơn về thông tin doanh nghiệp và thông tin tài chính để nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin nhằm ra quyết định đầu tư.

Tại phiên Đối thoại chính sách trong Diễn đàn M&A 2019, ông Dominic Scriven - Chủ tịch Công ty Dragon Capital - cho rằng: Môi trường pháp lý, chính sách đối với các thành phần tham gia M&A; quá trình cơ cấu lại các thành phần kinh tế nhà nước và quá trình thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ vai trò của thành phần tư nhân là những yếu tố được quan tâm và tác động đến quá trình M&A.

Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) - phân tích: Thời gian qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa tuy có chậm lại, nhưng chất lượng các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lại đang tốt hơn, bằng chứng là các nhà đầu tư đầu tư vào giá trị lớn hơn.

"Chúng tôi đang cố gắng thu hẹp doanh nghiệp nhà nước rà soát, công bố rõ doanh nghiệp nhà nước sẽ bán với số lượng lớn, doanh nghiệp quy mô lớn như viễn thông, dịch vụ hàng hai… bán với số lượng lớn, mở cửa cho các cơ quan định giá quốc tế định giá doanh nghiệp. Đồng thời sẽ hỏi các công ty tư vấn quốc tế vào Việt Nam có rào cản gì để tìm cách tháo gỡ cho họ thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ tiến tới sẽ có các thay đồi về quy định các doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ phải niêm yết luôn trên thị trường chứng khoán, chứ không đợi một thời gian mới niêm yết", ông Tiến nói.

Ông Tiến còn cho biết thêm, Bộ Tài chính đang thí điểm để đến năm 2021 áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, để khi cổ phần hóa sẽ đồng nhất với các chính sách quốc tế.

Trong phiên thảo luận thứ 2 với tiêu đề Nhận diện các lĩnh vực bứt phá, các diễn giả đã tập trung thảo luận cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, các ngành sản xuất, dịch vụ... của thị trường hơn 100 triệu dân tại Việt Nam còn rất lớn.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 qui tụ 26 diễn giả và 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá” qua 2 phiên thảo luận về Đối thoại chính sách và Nhận diện các lĩnh vực M&A có thể bứt phá, Diễn đàn thường niên M&A lần thứ 11 đã mang đến cho các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách một cái nhìn tổng quan và sinh động nhất về thị trường M&A Việt Nam.
Minh Long - Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: M&A

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.
Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên để biến sự quan tâm đó thành những dự án “tỷ đô” lại không hề đơn giản.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Việt Nam cần có thay đổi trong chính sách và định hướng thu hút, hỗ trợ đầu tư nước ngoài nhằm phù hợp với bối cảnh mới khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.
Đức tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Đức tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Đức bởi vị trí địa lý thuận lợi cùng thị trường người tiêu dùng trung lưu ngày càng lớn mạnh.
Doanh nghiệp cần làm gì để cân bằng giữa nhu cầu gọi vốn đầu tư và phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần làm gì để cân bằng giữa nhu cầu gọi vốn đầu tư và phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần có sự trang bị kỹ càng, thấu đáo khi tham gia thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) thu hút nguồn lực để mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững.
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mở ra cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia

Quỹ Hỗ trợ đầu tư mở ra cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia

Ngoài ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, Quỹ Hỗ trợ đầu tư được thành lập sẽ tăng cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia.
Quảng Ninh: Địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư nhất Việt Nam

Quảng Ninh: Địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư nhất Việt Nam

Ông Watanabe Shige-Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận định, với lợi thế sẵn có, Quảng Ninh hiện là địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư lớn nhất Việt Nam.
Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 4.883 tỷ đồng.
4 nguyên tắc trong thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập

4 nguyên tắc trong thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất dự án thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập.
Vốn ngoại tiếp tục “đổ” vào các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Vốn ngoại tiếp tục “đổ” vào các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào các địa phương khu vực Đông Nam Bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai… trong 2 tháng đầu năm nay.
Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành tại Việt Nam

Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành tại Việt Nam

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện các doanh nghiệp Australia đã đầu tư vào Việt Nam 631 dự án, với tổng vốn đăng ký 2,037 tỷ USD.
Đồng Nai: Thu hút đầu tư FDI đã đạt khoảng 62,74% trong 2 tháng đầu năm 2024

Đồng Nai: Thu hút đầu tư FDI đã đạt khoảng 62,74% trong 2 tháng đầu năm 2024

Mới 2 tháng đầu năm 2024, nhưng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Đồng Nai đã đạt khoảng 62,74% kế hoạch năm.
Điểm danh Top 10 địa phương thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2024

Điểm danh Top 10 địa phương thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2024

Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên là 3 trong số 10 tỉnh, thành trên cả nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2024.
Phát huy hiệu quả động lực tăng trưởng từ đầu tư công

Phát huy hiệu quả động lực tăng trưởng từ đầu tư công

Với vai trò động lực, dẫn dắt nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước, năm 2024, đầu tư công tiếp tục được xác định là một động lực tăng trưởng kinh tế.
Thu hút FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2 của Bắc Ninh

Thu hút FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2 của Bắc Ninh

Mặc dù còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt như kỳ vọng, song dòng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh 2 tháng đầu năm nay lại khá tích cực.
Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế

Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế

Việt Nam sẽ có mức tăng mạnh nhất về sự thịnh vượng trong thập niên tới, khi củng cố được vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2,1%

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2,1%

2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ 2023.
Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI 2 tháng đầu năm

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI 2 tháng đầu năm

2 tháng đầu năm 2024, Hà Nội dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký gần 914,4 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới

2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới

2 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 17 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD.
Thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023

Thu hút đầu tư nước ngoài 2 tháng tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 2 tháng đầu năm Việt Nam thu hút 4,29 tỷ USD vốn FDI, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động