Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2018
Hội nhập - Quốc tế Thứ tư, 17/10/2018 - 15:53 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo đó, trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu hàng năm, WEF cho biết Mỹ là nước tiến gần nhất với “biên giới của sự cạnh tranh”, một chỉ số xếp hạng năng suất cạnh tranh bằng cách sử dụng thang điểm từ 0 đến 100. Mỹ đã đánh bại Singapore, Đức, Thụy Sỹ và Nhật Bản là 4 thị trường hàng đầu khác, với số điểm 85,6 trên 100, do văn hóa kinh doanh “sôi động” và thị trường lao động cùng hệ thống tài chính “mạnh”. Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng năm tại Davos, dựa trên xếp hạng của 140 nền kinh tế với rất nhiều yếu tố của sự cạnh tranh, bao gồm các thể chế của một quốc gia và các chính sách giúp thúc đẩy năng suất.
![]() |
Năm nay, WEF đã thay đổi phương pháp luận của mình để tính toán tốt hơn mức độ sẵn sàng cho cạnh tranh trong tương lai, như ý tưởng của một quốc gia, văn hóa kinh doanh, số lượng doanh nghiệp đang gián đoạn các thị trường hiện tại. Lần cuối cùng mà Mỹ đứng đầu xếp hạng cạnh tranh toàn cầu là năm 2008. WEF cho biết, còn quá sớm để xem xét các chính sách thương mại gần đây của chính quyền Trump ảnh hưởng như thế nào đến xếp hạng của mình, nhưng WEF dự đoán căng thẳng thương mại với Trung Quốc và các đối tác thương mại khác sẽ có tác động tiêu cực đến cạnh tranh của Mỹ trong tương lai. Trong báo cáo của WEF, các nền kinh tế mở đều trở nên cạnh tranh hơn.
Nước Anh đã giảm hai bậc xuống vị trí thứ 8 trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu có sức ảnh hưởng lớn, với nguy cơ Brexit tiếp tục làm tổn hại đến vị thế quốc tế của nước này. Anh đã bị Hồng Kong và Nhật Bản vượt qua xếp hạng hàng năm trong số 140 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Bảng xếp hạng cho thấy trong một thập kỷ qua, châu Âu hiện nay đã kém cạnh tranh hơn Đông Á và khu vực Thái Bình Dương. Nó cũng cảnh báo rằng phần lớn các nền kinh tế toàn cầu đang chuẩn bị cho những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ. WEF đánh giá các nền kinh tế lớn nhất thế giới gần 100 chỉ số khác nhau, từ chất lượng cơ sở hạ tầng đến tuổi thọ và thị trường lao động.
Báo cáo năm 2018 đã bổ sung một số chỉ số mới chẳng hạn như sự đa dạng lực lượng lao động, tự do báo chí và cách phân loại các công ty lớn nhất trong một nền kinh tế cụ thể. Trong khi Anh vẫn là nền kinh tế cạnh tranh thứ 4 ở châu Âu, xếp sau Đức, Thụy Sỹ và Hà Lan, WEF cho rằng xếp hạng của Anh có thể bị trượt xa hơn vì Brexit đang gây thiệt hại về mức độ hấp dẫn đối với người tiêu dùng quốc tế và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Anh đã giảm từ vị trí thứ 17 năm 2017 xuống vị trí thứ 48 năm 2018. Báo cáo của WEF cho rằng nước Anh hiện đang kém chuẩn bị hơn so với một số đối thủ kinh tế nhằm tận dụng sự thay đổi công nghệ nhanh chóng, với tỷ lệ sử dụng thiết bị công nghệ thông tin yếu, cung cấp băng thông rộng di động, kỹ năng cáp quang tương đối kém…
Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam xếp hạng thứ 77 trên 140 nền kinh tế về cạnh tranh toàn cầu năm 2018. Năm 2017, thứ hạng của Việt Nam là 74 trên 135 nền kinh tế.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt và hàng hoá Việt tại Bỉ

Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12 và Nghị quyết 169 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Turkmenistan

Ngân hàng trung ương ở châu Á chi hàng tỷ USD để ngăn đà sụt giảm của đồng nội tệ

Tại sao OPEC không có lời giải về giá dầu cao?
Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Cuba: Cần tận dụng tốt hiệp định thương mại song phương

Thị trường trái phiếu Đông Á tăng trưởng chậm lại

Tác động “nhãn tiền” của “Gói Geneva” đối với các nền kinh tế đang phát triển

Vương quốc Anh và EU đạt được thỏa thuận cải cách Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Tuần lễ hàng và ẩm thực Việt Nam tại Anh: Đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới

Chiến lược mới của EU và liên kết ASEAN ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Xu hướng sử dụng container “thông minh” trên toàn cầu đang bùng nổ

Giải mã nguồn cơn khủng hoảng lương thực ở châu Á

ASEAN và Vương quốc Anh chính thức khởi động quan hệ đối tác đối thoại

Hội nghị hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan

Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính tăng 8% đầu tư vào năng lượng toàn cầu

Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số

Việt Nam - Campuchia: 55 năm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống"

Hiệp định thương mại tự do: Cơ hội để xuất khẩu gỗ sang thị trường Australia

80% các nhà kinh tế coi “lạm phát kèm suy thoái” là rủi ro dài hạn của Mỹ

Việt Nam - UAE: Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường của nhau

Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam "bám rễ" tại thị trường Bắc Âu

Các nước ASEAN tăng cường hợp tác nội khối về năng lượng xanh
