
Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Bộ Công Thương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu 3 công ty cổ phần về SCIC
Tiêu điểm

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý: Tri ân thế hệ anh hùng qua sản phẩm bạc thỏi đặc biệt

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Sáp nhập tỉnh là cơ hội làm mới thương hiệu du lịch

Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Đại hội Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại nhiệm kỳ 2025-2030

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ, khởi động đàm phán

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Đột phá đổi mới từ tư duy đến hành động
Theo báo cáo của Brand Finance, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng một bậc so với năm 2023. Kết quả này là minh chứng sinh động cho hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế – thương mại, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự nỗ lực không ngừng của Bộ Công Thương và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thương hiệu quốc gia không chỉ là biểu tượng, mà là uy tín, là lời cam kết về chất lượng – đổi mới – năng lực tiên phong của quốc gia với thế giới.
Đánh giá về sự chuyển biến của giá trị thương hiệu quốc gia trong những năm qua, Ban Chuyên gia của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho biết, từ khoảng năm 2022 đến nay, tổ chức đã ghi nhận một sự chuyển biến rõ rệt: nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của thương hiệu đã tăng lên đáng kể – xấp xỉ 60%. Nhiều doanh nghiệp đã biết cách khai thác hiệu quả các yếu tố môi trường sống, văn hóa doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất để khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường. Như vậy có thể thấy, trải qua hành trình phát triển cùng chương trình, các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia đã có những chuyển biến về nhận thức và hành động.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thịnh - Giảng viên cao cấp Trường Đại học Thương mại: Với tư cách là thành viên Ban chuyên gia của chương trình từ năm 2008 đến nay, tôi có thể khẳng định, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình đã có những thay đổi toàn diện về mặt nhận thức và hành động. Đổi mới sáng tạo không còn là khẩu hiệu mà đã trở thành chiến lược cụ thể với nhiều chính sách và chương trình hành động thiết thực.
Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh không chỉ đầu tư vào sản phẩm, mà còn đầu tư vào quá trình đổi mới toàn diện, từ nghiên cứu phát triển đến quản trị, vận hành và chăm sóc khách hàng. Chỉ như vậy, doanh nghiệp mới có thể dẫn dắt thị trường, tạo ra giá trị khác biệt, và phát triển bền vững.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì, là chương trình xúc tiến thương mại duy nhất ở cấp quốc gia. Với ba giá trị cốt lõi: Chất lượng – Đổi mới sáng tạo – Năng lực tiên phong, chương trình đã đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, khẳng định uy tín hàng hóa Việt trên thị trường toàn cầu.
Nhằm tăng cường nhận biết Thương hiệu quốc gia Việt Nam, quảng bá giới thiệu các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tới cộng đồng xã hội trong và ngoài nước, nhân kỷ niệm 17 năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025), từ ngày 16-21/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu Việt Nam 2025 với chủ đề: Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo.
Nhấn mạnh về vai trò của đổi mới sáng tạo trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết:
Trong giai đoạn Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế số – tiêu dùng xanh – công nghệ xanh, vai trò cấp thiết của thương hiệu quốc gia như một đòn bẩy chiến lược giúp doanh nghiệp vươn xa và khác biệt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương hiệu quốc gia không chỉ là biểu tượng, mà là uy tín, là lời cam kết về chất lượng – đổi mới – năng lực tiên phong của quốc gia với thế giới.
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, thương hiệu không chỉ là công cụ marketing mà đã trở thành yếu tố chiến lược quyết định vị thế của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực để duy trì và phát triển thương hiệu một cách mạnh mẽ.
Là một doanh nghiệp thương hiệu quốc gia, được thành lập từ năm 2006, Công ty CP Ống đồng Toàn Phát hiện công ty đã xuất khẩu trên 50 quốc gia trên thế giới, những năm qua, công ty đã không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định uy tín thương hiệu trong mắt đối tác và người tiêu dùng.
Bà Bùi Hồng Anh – Giám đốc điều hành Công ty CP Ống đồng Toàn Phát: Năm 2024, công ty đã vinh dự được công nhận là một trong 190 doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Điều này đã mang lại nhiều giá trị và cơ hội cho công ty, như được hỗ trợ tham gia các sự kiện, triển lãm.
Để duy trì vị thế và danh hiệu Thương hiệu Quốc gia, công ty đã không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, cập nhật công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và phát triển bền vững. Để gia tăng năng lực cạnh tranh, công ty định hướng phát triển sản phẩm chất lượng cao, hướng tới các thị trường thân thiện với văn hóa Việt Nam.
Với định hướng rõ ràng từ Đảng và Nhà nước về việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như một mũi nhọn chiến lược, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời phát huy tối đa nội lực sáng tạo của người Việt. Với sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng đang ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Công đoàn Công Thương Việt Nam: Gieo yêu thương, gặt niềm tin người lao động
Sáng 19/4, tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công đoàn Công Thương Việt Nam chính thức khởi động chuỗi hoạt động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 bằng hoạt động lấy máu xét nghiệm, khám sức khỏe cho công nhân, người lao động.
Đây là sự kiện mở màn mang tính biểu tượng, thể hiện sự quan tâm sát sao và hành động cụ thể của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo sức khỏe - an sinh cho người lao động ngay từ những ngày đầu tiên của chuỗi hoạt động tháng 5.
![]() |
Chị Lê Thị Thúy Nga không giấu được sự xúc động khi lãnh đạo Công đoàn Công Thương Việt Nam và phía công ty luôn quan tâm sâu sát tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động. |
Tham gia khám sức khỏe, chị Lê Thị Thúy Nga không giấu được sự xúc động khi lãnh đạo Công đoàn Công Thương Việt Nam và phía công ty luôn quan tâm sâu sát tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động.
Theo Ban tổ chức, chương trình khám sức khỏe được tổ chức quy mô với các bước từ: xét nghiệm máu, khám tổng quát, tư vấn điều trị và cấp phát thuốc miễn phí. Đặc biệt, ưu tiên dành cho người lao động nữ, người có hoàn cảnh khó khăn và người trực tiếp lao động sản xuất.
Người lao động vốn là tài sản quý của mỗi doanh nghiệp, cho nên thời gian qua Công đoàn Công Thương Việt Nam luôn đồng hành về chuyên môn cũng như trong việc thực hiện chăm lo cho đoàn viên và người lao động bằng những hành động cụ thể. Điều này đã tạo niềm tin, sự khích lệ lớn đối với các tổ chức công đoàn ngành Công Thương cũng như người lao động.
Sự kiện ngày 19/4 chỉ là bước khởi đầu cho hành trình chăm lo toàn diện hơn cho giai cấp công nhân trong bối cảnh mới. Đây cũng là lời khẳng định: Công đoàn không chỉ nói mà làm bằng hành động cụ thể, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như một buổi khám sức khỏe để tạo nên giá trị lớn nhất, đó là sự an tâm và sự đồng hành bền vững.

TRỰC TIẾP: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 BCHTW Đảng khóa XIII
8h sáng nay, ngày 16/4 diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Theo kế hoạch, tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ truyền đạt chuyên đề 1 về "Các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng: Những điểm mới trong Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; Những điểm mới trong dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng; Những điểm mới trong dự thảo Báo cáo chính trị; Những điểm mới trong dự thảo báo cáo 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2026 - 2030”.
![]() |
Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn truyền đạt chuyên đề 2 về “Sửa đổi hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Tiếp đó, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề 3 về “Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Kế hoạch triển khai thực hiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng nhằm quán triệt sâu rộng các nội dung cốt lõi chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa là động lực cho Bắc Ninh phát triển nhanh, bền vững
Tối 13/4, tại TP Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) diễn ra Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đăng quang Hoàng đế và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đình Đình Bảng, di tích quốc gia Nhà Lưu niệm đồng chí cố Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo; Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm 5 nội dung:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và kịch bản cao trên 10%. Nghiên cứu xác lập mô hình tăng trưởng mới dựa trên nền tảng trình độ khoa học công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo tinh thần Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.
Thứ ba, Bác Hồ kính yêu đã căn dặn "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa, gần đây nhất là Quốc hội đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Tỉnh cần quan tâm đầu tư, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thật tốt nhiệm vụ này.
Thứ tư, các di sản văn hóa đa dạng và phong phú chính là một trong những động lực và nguồn lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững, Tỉnh cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến về các di sản quý giá, đậm bản sắc văn hóa truyền thống này để mọi người dân hiểu về giá trị lịch sử của dân tộc và chung tay giữ gìn, bảo vệ.
Thứ năm, nghiên cứu các giải pháp “đưa di sản văn hóa đến gần hơn nữa với người dân”, để người dân được tiếp cận, tham gia rộng rãi và thụ hưởng đầy đủ, xứng đáng từ giá trị di sản văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa luôn sống động và trường tồn.
Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch văn hóa, thực hiện chuyển đổi số trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, góp phần đưa hình ảnh của Bắc Ninh đến với đông đảo đồng bào trong nước và nước ngoài.

Gần 600 loại sữa bị làm giả với số lượng lớn, thu lợi gần 500 tỷ đồng
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện.
Cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 08 bị can về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
![]() |
Một số lượng cực lớn đang được cơ quan chức năng tạm giữ để làm rõ |
Kết quả điều tra bước đầu của Cơ quan công an xác định: Từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Các thành phần công bố như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường,mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Sinh viên tham gia môi giới bất động sản: Rủi ro hay cơ hội?

BIM Land giới thiệu dự án SkyM bên vịnh Hạ Long

Thanh Trì: Tâm điểm mới của bất động sản Hà Nội

“Đập hộp” Mercedes-Benz khi sở hữu dinh thự Villa Le Corail

Dự án CHINE RIVERSIDE – đô thị điểm nhấn tại Hoà Bình

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?
Multimedia

Doanh nghiệp logistics buộc phải xanh hóa để tồn tại

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số
