Liên minh Hợp tác xã: Phát triển kinh tế vi mô gắn với chuỗi giá trị sản phẩm bền vững Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm |
Diễn đàn do Trung tâm khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội tổ chức.
Tham dự có đại điện các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục chăn nuôi, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội gia súc lớn. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà Nội. Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Thái Bình, Hoà Bình, Yên Bái, Vĩnh Phúc và đại diện một số doanh nghiệp, nông dân chăn nuôi bò thịt tại Ba Vì.
Bà Hạ Thúy Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia phát biểu khai mạc |
Với chủ đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm”, tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề.
Các đại biểu tham dự diễn đàn |
Theo đó, đại diện của Chi cục chăn nuôi và thú y Hà Nội đưa ra các thực trạng và giải pháp để phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn phát triển khá ổn định. Tính đến tháng 6/2022 tổng đàn bò thịt, bò sinh sản trên địa bàn toàn thành phố có khoảng 130 nghìn con; khoảng 92 trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt đạt 80%, tổng số bê sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo hàng năm khoảng 60 nghìn con. Với Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò lai Sind thành bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP. Hà Nội” đã tạo ra 160 nghìn con bê F1 BBB, tăng năng suất đàn bò thịt lai tạo so với các giống lai trước đây từ 20 - 30%. Tạo ra trên 63 nghìn tấn thịt bò hơi F1 BBB chất lượng cao cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội.
Tại Diễn đàn, đại biểu Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ thịt bò. Đối với ngành chăn nuôi bò thịt, trước mắt tập trung vào một số giải pháp như: Cải thiện chuỗi cung ứng nhập khẩu, tập trung vào hiệu suất và năng lực quản lý của các trang trại vỗ béo tập trung nhằm tăng tính ổn định về giá cả, năng lực cung cấp và giảm thiểu chi phí, rủi ro. Xử lý tình trạng giết mổ không phép, tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng để các cơ sở giết mổ tập trung, hiện đại được đầu tư và phát triển. Rà soát, bổ sung chính sách và tăng cường hoạt động xúc tiến nhằm thu hút đầu tư phát triển giết mổ và chế biến quy mô công nghiệp, gắn với liên kết theo chuỗi. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hoàn thiện các chính sách về phát triển và quản lý thị trường, khuyến khích chăn nuôi trong nước phát triển. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy tiêu thụ thịt bò an toàn, thay đổi thói quen tiêu dùng từ thịt nóng sang thịt mát.
Anh Vũ Kim Tuyền - Chủ mô hình chăn nuôi bò thịt trang trại gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm ở Ba Vì (Hà Nội) |
Bên canh đó các đại biểu cũng trao đổi về các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi bò thịt và cây thức ăn; kết quả chăn nuôi bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Bên lề Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp các đại biểu đã được tham quan mô hình tiêu biểu về chăn nuôi bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; mô hình giết mổ bò theo công nghệ mát của Nhật Bản tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Từ Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp lần này giúp các mô hình chăn nuôi bò thịt được mở rộng và phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.