Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á: Hướng đến chuỗi cung ứng tự cường và bền vững

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề xuất OECD và các nước Đông Nam Á cần tăng cường hơn nữa hợp tác về chuỗi cung ứng theo phương châm ổn định, bền vững
Việt Nam dẫn đầu bảng số hóa doanh nghiệp ở Đông Nam Á

Chiều 17/10, trên cương vị đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam đã phối hợp với Australia và OECD tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2022 với chủ đề “Kết nối khu vực:Thúc đẩy quan hệ đối tác hướng đến chuỗi cung ứng tự cường và bền vững” tại Hà Nội.

Tập trung làm rõ nhiều vấn đề

Phát biểu khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam Á năm 2022 là sự kiện quan trọng đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác của Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP) giai đoạn 2022-2025.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tin tưởng quan hệ đối tác giữa OECD và các nước Đông Nam Á tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, vì hòa bình, ổn định, tự cường và thịnh vượng của khu vực và trên thế giới
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tin tưởng quan hệ đối tác giữa OECD và các nước Đông Nam Á tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, vì hòa bình, ổn định, tự cường và thịnh vượng của khu vực và trên thế giới

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ, trên cương vị đồng Chủ tịch Chương trình SEARP, Việt Nam mong muốn Diễn đàn SEARP 2022 sẽ tập trung đánh giá và thống nhất một số nội dung lớn như sau:

Một là, phân tích các nguyên nhân gây đứt gãy chuỗi cung ứng và đánh giá tác động, hệ lụy đối với kinh tế toàn cầu; chiều hướng phục hồi và chuyển dịch chuỗi cung thời gian tới; làm rõ các vấn đề đặt ra đối với chính phủ, doanh nghiệp trong phục hồi và định hình các chuỗi sản xuất tự cường và bền vững.

Hai là, phân tích những xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, khả năng thích ứng và nắm bắt của các quốc gia Đông Nam Á, từ đó đề xuất chính sách, biện pháp để củng cố tính tự cường, tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế.

Ba là, xác định những định hướng và nội dung hợp tác, kết nối giữa OECD với các quốc gia Đông Nam Á, trọng tâm là kết nối chính sách, kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư, tăng cường quan hệ đối tác công – tư nhằm hướng tới tương lai tự cường và bền vững.

Với tư cách đồng Chủ tịch Chương trình SEARP, Thượng nghị sĩ Tim Ayres, đồng Bộ trưởng phụ trách Thương mại và sản xuất Australia nhấn mạnh tầm quan trọng của Diễn đàn trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng tự cường và bền vững, qua đó đóng góp vào việc bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chia sẻ tại Diễn đàn, Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann đánh giá cao việc Việt Nam lần đầu tiên đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á nhiệm kỳ 2022-2025; cho rằng điều này khẳng định sự tin tưởng của các nước thành viên OECD và các nước trong khu vực đối với năng lực của Việt Nam trong việc gắn kết hiệu quả OECD với khu vực.

Ông Mathias Cormann đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Việt Nam đối với Chương trình Đông Nam Á trên cương vị đồng Chủ tịch, đặc biệt trong việc chủ trì tổ chức chuỗi sự kiện của OECD tại Việt Nam, trong đó có Diễn đàn cấp Bộ trưởng lần này; khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam thúc đẩy hợp tác OECD với các nước Đông Nam Á và triển khai Kế hoạch Hành động OECD-ASEAN.

Tại Diễn đàn, ông Mathias Cormann đề nghị các đại biểu trong quá trình thảo luận cần hướng tới mục tiêu tự cường kinh tế. Cùng với đó, cần xem xét tới những tiềm năng của nền kinh tế Đông Nam Á trong thời gian tới cũng như khả năng hỗ trợ của các nước OECD với khu vực Đông Nam Á.

Thúc đẩy quan hệ đối tác OECD và Đông Nam Á

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc tổ chức Diễn đàn rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, khi đang có những thay đổi mang tính bước ngoặt của thế giới với những chuyển biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ. Với vị trí địa chiến lược ở trung tâm khu vực trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, nằm trên các tuyến giao thông hàng hải huyết mạch, Đông Nam Á có vai trò hết sức quan trọng trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới. Đây là khu vực của hòa bình và ổn định, của gắn kết và hợp tác, của thống nhất trong đa dạng. Các nền tảng quan trọng này đã tạo nên “bản sắc” của khu vực. Đó là đoàn kết, đồng thuận; “đi cùng nhau để tiến xa hơn”; đề cao phối hợp chính sách.

Phó Thủ tướng đề nghị hợp tác giữa OECD và Đông Nam Á cần bảo đảm phương châm ổn định, bền vững, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và cùng có lợi
Phó Thủ tướng đề nghị hợp tác giữa OECD và Đông Nam Á cần bảo đảm phương châm ổn định, bền vững, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và cùng có lợi

Theo Phó Thủ tướng, Đông Nam Á là khu vực kinh tế ngày càng lớn mạnh, năng động, có cấu trúc kinh tế đa sắc thái. Tỷ trọng thương mại - đầu tư của khu vực trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, dự báo sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030.

Với dân số hơn 660 triệu người, đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi, cơ cấu lao động trẻ, có sức sáng tạo và khả năng thích ứng cao, tầng lớp trung lưu gia tăng, Đông Nam Á không chỉ là điểm đến chiến lược để đa dạng hóa chuỗi cung ứng mà còn là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn với sức mua đến năm 2030 lên đến 4.000 tỷ USD. Đông Nam Á cũng là mắt xích quan trọng của liên kết kinh tế toàn cầu; khu vực tâm điểm của các hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…

Bên cạnh đó, các khuôn khổ liên kết, quản trị kinh tế mới đang được định hình ngày càng rõ nét, khẳng định tiếng nói của khu vực trong xây dựng các “luật chơi” chung. Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực tiên phong trong những lĩnh vực mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn... với những cam kết mạnh mẽ về trung hòa carbon; là khu vực sở hữu tiềm năng to lớn cho chuyển đổi số với quy mô thị trường dự báo lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, trên cương vị đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á giai đoạn 2022-2025, Việt Nam sẵn sàng đóng góp để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa OECD và khu vực Đông Nam Á ngày càng toàn diện, hiệu quả, thực chất và bền vững hơn.

Với tinh thần đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề xuất tăng cường hơn nữa hợp tác chuỗi cung ứng giữa OECD và Đông Nam Á theo phương châm ổn định, bền vững, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và cùng có lợi, theo đó cần xây dựng, củng cố, kết nối chuỗi cung ứng giữa OECD và Đông Nam Á trên cơ sở tận dụng mạng lưới liên kết kinh tế hiện có, đặc biệt là RCEP, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do giữa Đông Nam Á và OECD; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu và thế mạnh của hai bên.

Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2022 với chủ đề “Kết nối khu vực: Thúc đẩy quan hệ đối tác hướng đến chuỗi cung ứng tự cường và bền vững”
Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2022 với chủ đề “Kết nối khu vực: Thúc đẩy quan hệ đối tác hướng đến chuỗi cung ứng tự cường và bền vững”

Phó Thủ tướng kêu gọi các nước OECD hỗ trợ Đông Nam Á phát huy tiềm năng kinh tế số, nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, trong đó cân nhắc phối hợp phát triển: Chuỗi cung ứng kỹ thuật số tại Đông Nam Á, đưa ASEAN thành Trung tâm cung ứng chip bán dẫn toàn cầu; chuỗi cung ứng hàng nông sản OECD - Đông Nam Á, tăng cường hơn nữa vai trò của khu vực trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. "Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp thông minh; bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo; kết cấu hạ tầng phục vụ an sinh xã hội" - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định.

Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng các doanh nghiệp FDI từ các nước OECD và Đông Nam Á hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu - phát triển, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, qua đó đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Cùng với đó, hỗ trợ Đông Nam Á nâng cấp, kết nối hạ tầng; xây dựng ASEAN thành một trung tâm hậu cần từ việc triển khai mạng lưới Logistics thông minh ASEAN đã được khởi động tháng 11/2020. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các nước OECD cùng hợp tác và hỗ trợ ASEAN hoàn thiện và nâng cấp mạng lưới này, trong đó có dự án siêu cảng - Trung tâm logistics kho vận nội địa tại Vĩnh Phúc, Việt Nam.

Cùng với đó, OECD hỗ trợ các nước Đông Nam Á đào tạo, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số, tư vấn về tiếp cận các sản phẩm tài chính, giúp xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các tập đoàn đa quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, “chúng tôi mong muốn OECD hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh, phát triển các sản phẩm chủ lực và xây dựng thương hiệu mạnh."

Phó Thủ tướng đề nghị hai bên triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ OECD-ASEAN, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như thuế, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, hỗ trợ Đông Nam Á tăng cường sự tham gia của lao động nữ và triển khai hợp tác công - tư để doanh nghiệp cùng chung tay thúc đẩy nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động của mình.

Đồng thời, hai bên cần cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình cho hợp tác, bảo đảm giao thương hàng hóa thuận lợi, thông suốt. Đây là điều kiện tiên quyết cho hợp tác và phát triển. Việc duy trì môi trường ổn định, bảo đảm thông thương, lưu chuyển hàng hóa qua các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông, vừa là quyền lợi và là nhiệm vụ chung của tất cả các nước.

ASEAN đang nỗ lực hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, cùng với đẩy mạnh hợp tác nội khối, tăng cường quan hệ OECD-Đông Nam Á tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai bên có vai trò rất quan trọng. Phó Thủ tướng tin tưởng Diễn đàn lần này sẽ đưa ra được những giải pháp toàn diện và có tính khả thi cao để nâng tầm và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ OECD-Đông Nam Á, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của hai khu vực và trên thế giới.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã dự và thảo luận hai Phiên với nội dung: Tăng cường quan hệ đối tác OECD - Đông Nam Á nhằm củng cố chuỗi cung ứng tự cường; tăng cường hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp hướng đến tương lai tự cường.
Thu Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam Á

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động