Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết

Những nhà văn, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hôm nay tuy tất cả đã về nơi cõi Phật,nhưng với bạn đọc họ còn mãi một Điện Biên oai hùng của một thời trai trẻ
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Có lần tôi đến nhà Tướng Nguyễn Chu Phác - một chiến sĩ Điện Biên năm xưa ở phố nhà binh, thấy ông đang bật cassette nghe bài hát “One day when we were young” (Một ngày - khi chúng ta còn trẻ), tôi lại nhớ đến bài báo mà tôi cho là rất hay về Điện Biên Phủ.

Xin được phép trích bài báo có nhan đề “Khi chúng tôi còn trẻ” của Đại tá nhà báo Phạm Phú Bằng - cựu phóng viên Báo Quân đội Nhân dân tại mặt trận Điện Biên Phủ - để bạn đọc bắt đầu hòa cùng không khí của mặt trận Điện Biên Phủ cách nay tròn 70 năm và mở đầu cho bài viết về 5 nhà văn, 5 chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Bài báo viết: “Thuở chiến dịch Điện Biên Phủ ấy, chúng tôi rất trẻ. “Chúng tôi” tức là cả chục vạn chiến sĩ và dân công tại mặt trận.

Hồi ấy, tôi ở lứa tuổi giữa 20 và 30, thuộc loại “người đứng tuổi” của mặt trận. Còn lại, toàn là lính trẻ măng, hàng vạn, hàng vạn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xếp vào lớp người lớn tuổi đột xuất. Thực ra, lúc đó, đại tướng Tổng tư lệnh cũng mới nhỉnh, ngoài bốn mươi một chút. Nghĩa là, ở lớp tuổi “bớt nghi hoặc” (tứ thập nhi bất hoặc) chứ cũng chưa đến tuổi “biết mệnh trời” (ngũ thập tri thiên mệnh)…

Hàng vạn người trẻ tuổi ở Điện Biên Phủ đã đào hào và bắn súng…

Ra mặt trận Điện Biên Phủ, tôi đã vào loại người “đứng tuổi”, nhưng đối với chuyện tình yêu, chỉ mới có một rung cảm rất mơ hồ. Có một khát khao gì đó, xao xuyến gì đó giữa hai đợt nổ súng. Vào trận Điện Biên Phủ, lâu lắm rồi, chúng tôi không được nhìn thấy một người đàn bà, một người con gái…

Đời bộ đội thời chiến là thế, "có một cảm giác yêu, nhưng không có đối tượng yêu” (Trích rút bài “Khi chúng tôi còn trẻ” của nhà báo Phạm Phú Bằng (1930 - 2024).

… Và đến chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi lá cờ Quyết chiến, quyết thắng của quân ta kiêu hãnh tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ Cát-xtơ-ri báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng, tuổi đời của họ vẫn còn rất trẻ. Người nhiều tuổi nhất mới 28 mà đã làm đến chức chính trị viên tiểu đoàn, người út ít nhất vừa mới bước vào tuổi 20, nhưng đã chỉ huy một trung đội xung kích... Năm tháng trôi qua, bây giờ tất cả đã “treo ấn từ quan”, trở thành những tướng tá về hưu. Nhưng cứ mỗi khi dịp tháng năm về, khi hoa ban, hoa mận nở trắng cả núi rừng Tây Bắc, trong họ lại trào dâng những kỷ niệm về một thời trai trẻ, trận mạc, về những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ oai hùng chưa xa. Điều đặc biệt thú vị không phải chỉ ở họ là những tướng, tá mà còn là những nhà văn khoác áo lính, nhà văn - chiến sĩ, nhiều người trong số họ còn từng có chân trong ban lãnh đạo Hội, đứng đầu một cơ quan, một tờ báo văn học lớn. Họ là các nhà văn: Chính Hữu, Hữu Mai, Dũng Hà, Hồ Phương và Chu Phác.

Chính Hữu: Tên thật là Trần Đình Bắc, sinh năm 1926, ông nổi tiếng với những bài thơ Đồng chí, Ngọn đèn đứng gác, Ngày về, Đêm Hà Nội, Giá từng thước đất... Ông từng là đại tá từng giữ chức vụ Trưởng phòng Văn hóa - văn nghệ quân đội, Cục phó Cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị, sau đó chuyển ngành qua Hội Nhà văn Việt Nam làm Phó Tổng thư ký thường trực khóa III. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học đợt 2 (9 - 2000).

Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Chính Hữu là chính trị viên tiểu đoàn 322, trung đoàn 88, Đại đoàn Quân tiên phong (Sư đoàn 308). Lúc đó, ông đã có bằng tú tài phần 2 ban triết học trường Louis Pasteur (Hà Nội) và đã nổi tiếng với các bài thơ: Ngày về, Đêm Hà Nội, Đồng chí... Là cán bộ cấp tiểu đoàn bận trăm công nghìn việc, luôn luôn đứng giữa sự sống và cái chết ở chảo lửa Điện Biên suốt 56 ngày đêm nhưng ông vẫn không thể nào xa thơ được. Ông kể: Những ngày và đêm liên tục, chúng tôi vừa dũi đất, vừa đánh địch để tiến vào trung tâm Mường Thanh. Mệt mỏi và căng thẳng. Là chính trị viên, hàng ngày, tôi phải chăm nom, chôn cất đồng đội của tôi hy sinh. Tôi có một nhận xét: Bạn tôi không có một người nào chết trong tư thế nằm ngủ, trong tư thế nghỉ ngơi. Họ hy sinh trong khi đang bắn hoặc ôm bộc phá xông lên... Sau giờ chiến thắng, đứng trên nóc Sở chỉ huy quân Pháp nằm ở trung tâm Mường Thanh, phóng tầm mắt ra xa, thấy thấp thoáng những nấm mồ đồng đội, tôi nghĩ đến cái giá phải trả cho từng thước đất:

Bạn đã lấy thân mình đo bước

Chiến hào đi

Ta mới hiểu giá từng thước đất

Ông cho biết thêm, những câu thơ trong bài Giá từng thước đất như: “Bạn ta đó, ngã trên dây thép ba tầng! Một bàn tay chưa rời báng súng! Chân lưng chừng nửa bước xung phong! Ôi những con người mỗi khi nằm xuống! Vẫn trong tư thế tấn công” là những hình ảnh đeo đuổi suốt đời ông. Bài thơ ấy, Chính Hữu làm từ năm 1954 và phải đến năm 1961 mới viết xong, công bố. Có thể nói, bài thơ như bức tượng đài khắc họa chân dung người chiến sĩ Điện Biên năm xưa một cách sống động nhất, chân thực nhất!

Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết
Hai Thiếu tướng, nhà văn, chiến sĩ Điện Biên Phủ: Dũng Hà và Hồ Phương

Hữu Mai: Nhà văn Hữu Mai (tên khai sinh Trần Hữu Mai (1928 - 2007), sinh tại thành phố Thanh Hóa. Nguyên quán ông gốc ở làng Đông Trụ, xã Chiến Thắng, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông là con một gia đình viên chức nhỏ. Kháng chiến toàn quốc ông tham gia tự vệ thành, chiến đấu ở Hà Nội rồi vào bộ đội, phụ trách Báo Quân Tiên Phong (báo của Đại đoàn 308), tham gia nhiều chiến dịch, trong đó, có chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1956, ông tham gia thành lập và biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trưởng phòng Văn nghệ Quân đội, lên đến cấp bậc Đại tá. Năm 1983, ông chuyển ngành sang Hội Nhà văn.

Nhà văn Hữu Mai là tác giả cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về “thiên sử vàng” Điện Biên Phủ có tên Cao điểm cuối cùng (NXB Văn học, năm 1960). Nói về tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng, Đại tướng Hoàng Văn Thái đánh giá cao tính chân thật lịch sử và diễn biến, nhân vật đã tạo nên sức cuốn hút người đọc: “Cuốn sách đã rung động tôi vì nó đã phản ánh được khá trung thực cuộc chiến đấu và những con người đã viết nên một trang sử chói lọi của dân tộc”...

Hồi ký “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng do nhà văn Hữu Mai thể hiện được Nhà xuất bản Quân đội phát hành năm 2000, với độ dày gần 500 trang. Như tên gọi của cuốn sách, Điện Biên Phủ là điểm hẹn lịch sử, nơi đối đầu giữa trí tuệ, ý chí, quyết tâm của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Theo hồi ức của tướng Giáp, khi giao nhiệm vụ cho ông, Bác Hồ chỉ nói ngắn gọn: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Năm 1994, kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ, Hữu Mai viết kịch bản phim truyện Hoa ban đỏ và được Hãng phim truyện Việt Nam dựng thành bộ phim cùng tên (Đạo diễn: Bạch Diệp, Quốc Trọng, Phạm Huyên; âm nhạc: Đỗ Hồng Quân; thời lượng: 90 phút). Phim Hoa ban đỏ kể về những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhưng phải đến khi tiểu thuyết Không phải huyền thoại (NXB Quân đội Nhân dân được xuất bản, Điện Biên Phủ mới chính thức đi vào văn học. Không phải huyền thoại là một trong những cuốn tiểu thuyết sử thi đồ sộ nhất viết về chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng và cuộc Kháng chiến chống Pháp nói chung, trong đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật trung tâm. Nhà văn Hữu Mai tâm sự: “Tôi vốn là một nhà văn quân đội đã có ý nguyện dành trọn vẹn cuộc đời viết về cuộc chiến tranh 30 năm và có may mắn đã có nhiều năm được giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện những hồi ức về kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”. Ông cũng từng sống và lăn lộn ở chiến trường Điện Biên Phủ nên những gì ông viết trong cuốn tiểu thuyết được xem như một góc nhìn riêng của mình về chiến thắng của nhân dân Việt Nam và một góc nhìn riêng của nhà văn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng trong cuốn sách, chúng ta được tìm hiểu kỹ hơn về “quyết định khó khăn nhất” của Đại tướng, hoãn cuộc tổng tiến công, chuyển từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”, thực hiện đúng lời dặn của Bác Hồ trước lúc lên đường ra trận: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”! Giá trị của cuốn sách mang tựa đề Không phải huyền thoại chính là ở ý nghĩa đó.

Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V (năm 2016) với hai tiểu thuyết Đêm yên tĩnh và Người lữ hành lặng lẽ. Trước đó, các tiểu thuyết Vùng trời, Ông cố vấn, tiểu thuyết Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai đã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 2001).

Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết
Tiểu thuyết Không phải huyền thoại của nhà văn Hữu Mai

Dũng Hà: Nhà văn, Thiếu tướng Dũng Hà, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, trong chiến dịch Điện Biên Phủ là chính trị viên tiểu đoàn thuộc trung đoàn 374, sư 316, ông trực tiếp chỉ huy bộ đội tham gia đánh chiếm đồi A1, sau đó được phân công áp tải tù binh Pháp từ Điện Biên Phủ về Hải Thôn (Thanh Hóa). Ông là một người lính, một cán bộ chỉ huy thực sự, từng tham gia nhiều chiến dịch lớn trong cả hai cuộc kháng chiến nhưng với ông, Điện Biên Phủ là một chiến dịch, một mảnh đất không bao giờ quên trong cuộc đời chiến đấu của ông. Dũng Hà tham gia bộ đội từ khi mới 17 tuổi chiến đấu trên chiến trường Đông Bắc. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ ông đã là cán bộ tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh đồn A1 - một trận “huyết chiến điểm”.

Cảm hứng về Điện Biên Phủ, về những đồng chí đồng đội đã đổ máu, mồ hôi trên mảnh đất xa xôi này, không thôi, không dứt trong Dũng Hà kể cả khi ông đã là một sĩ quan cao cấp, việc quân, việc chiến đấu bận bịu đêm ngày. Nghĩ về Điện Biên, nghĩ tới Điện Biên là trong ông lại trào lên một niềm xúc động, thương mến. Ông bảo, với ông, đó là mảnh đất yêu thương. Giữa những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, ác liệt nhất với riêng bộ đội đặc công của ông, ông vẫn cho in tiểu thuyết Mảnh đất yêu thương (NXB Quân đội nhân dân. 1978) viết về mảnh đất lịch sử này. (Tiểu thuyết lúc đầu có tên Bên bờ sông Nậm Rốm).

… Về 56 ngày đêm, về trận “huyết chiến” nơi đồi A1, về mảnh đất Điện Biên, ông có các tác phẩm Mảnh đất yêu thương, Gió bấc, Cây số 42… Truyện ngắn Cây số 42 được trao Giảỉ thưởng, dựng thành phim. Và nói tới tướng Dũng Hà, người đọc nhớ ngay đến tiểu thuyết Sao Mai và truyện ngắn Cây số 42.

Hồ Phương: Nhà văn, Thiếu tướng Hồ Phương. Khác với tướng Dũng Hà khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông không ở đơn vị bộ binh, không làm báo, mặc dù đã nổi tiếng với các truyện ngắn Lưỡi mác xung kích, Thư nhà. Ông đến Điện Biên với tư cách là chính trị viên một đại đội pháo phòng không thuộc sư 308. Đơn vị ông có nhiệm vụ bảo vệ bến phà Tạ Khoa - một nút giao thông trên con đường huyết mạch tới Tuần Giáo, Mường Thanh. Vào chiến dịch, đơn vị pháo phòng không của Hồ Phương làm nhiệm vụ bắn máy bay Pháp, hỗ trợ cho pháo binh và bộ binh ta đánh chiếm Him Lam, Mường Thanh.

Tướng Hồ Phương từng làm “quan văn nghệ” (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tổng Biên tập tờ Diễn đàn văn nghệ Việt Nam) nhưng nói tới ông, người ta nghĩ tới một nhà văn quân đội thành đạt sớm (19 tuổi đã viết Thư nhà) và viết khỏe (hơn 50 tác phẩm). Chỉ riêng về đề tài Điện Biên Phủ ông đã viết cả chục cuốn. Ông kể: “Ngay sau chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi đã viết một số ký sự chiến đấu về đơn vị tôi. Năm 1957, tôi viết Chuyện Tây ở Điện Biên PhủLá cờ chuẩn đỏ thắm. Tiếp đó, tôi viết mấy hồi ký liền cho các vị tướng Điện Biên nào tôi mến phục như: Vương Thừa Vũ, Vũ Lăng, Vũ Yên... Rồi năm 1984 nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tôi viết Điện Biên ấm sáng. Mười năm sau, năm 1994, tôi viết tiểu thuyết 300 trang mang tựa đề Cánh đồng phía Tây. Cuốn sách này viết về trận đánh cuối cùng kết thúc, một cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ của quân và dân ta. Nhân vật là những chiến sĩ, những cán bộ trong đại đoàn thân yêu của tôi. Họ vào trận với những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau, nhưng tinh thần và phẩm giá thì thật tuyệt vời... Cuốn Cánh đồng phía Tây của ông được trao giải thưởng Bộ quốc phòng năm 1994.

Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết
Nhà báo Phạm Phú Bằng (bên trái) và tác giả bài viết

Nguyễn Chu Phác: Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Chu Phác (1934 - 2016). Ông từng giữ các chức vụ Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam và Tổng Biên tập Tạp chí Nhà trường quân đội. Ông sinh ngày 15 tháng 08 năm 1934 ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1990). Ông theo đơn vị hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ từ cuối năm 1953, năm ấy, ông mới 20 tuổi. Ông được bổ nhiệm làm trung đội trưởng xung kích thuộc Trung đoàn 57, Đại đoàn chủ lực 304. Đơn vị ông được giao nhiệm vụ đánh chia cắt địch không cho bọn ở trung tâm Mường Thanh liên hệ được với đồng bọn ở Hồng Cúm, phía Nam. Không chỉ là người chỉ huy bộ đội bộc phá mở đột phá khẩu đánh địch. Chu Phác còn cùng anh em làm công tác vận động quần chúng, khắc phục hậu quả sau trận máy bay giặc Pháp ném bom giết 444 người dân ở bản Noong Nhai chiều 25 tháng 4 năm 1954. Trong tác phẩm mới nhất của ông viết trước khi đi xa “Những anh hùng trên đồi A1” (NXB Hội Nhà văn, 2014) nhà văn Nguyễn Chu Phác nhớ lại kỷ niệm về những đồng đội, mà có những người như ông nói: “Tôi biết ơn họ suốt đời, nhờ họ mà tôi sống và trưởng thành như hôm nay”. Sinh thời, được hỏi về những ấn tượng khi tham gia chiến dịch, tướng Chu Phác kể: lính đơn vị tôi rất trẻ, đa số là người thành phố, dân học sinh, sinh viên nên rất tếu và cả lãng mạn nữa. Họ đặt tên cho từng đoạn hào mới đào, những Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân, Hàng Cỏ... họ chiến đấu ngày đêm, không sợ hy sinh và họ diễn kịch, chơi đàn những khi ngừng chiến…

Với họ, những nhà văn, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hôm nay tuy tất cả đã về nơi cõi Phật, nhưng với bạn đọc họ mãi mãi còn mãi một Điện Biên oai hùng của một thời trai trẻ.

Thập Tam trại, mùa xuân năm 2024

Ngô Vĩnh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến thắng Điện Biên Phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức lễ trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Đại tá Nguyễn Hồng Quân.
Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã và đang tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát, với mong muốn giúp người dân thoát nghèo, có cơ hội vươn lên.
Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Nhà xưởng công ty gỗ ở Bình Dương bất ngờ bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2, nhiều công nhân tháo chạy thoát thân, không có thiệt hại về người...

Tin cùng chuyên mục

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Trải qua 79 năm thành lập, phát triển, ngành Thanh tra Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên ngày càng lớn mạnh để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Về thông tin nhân sự ngày 22/11, ông Nguyễn Văn Phú, được bầu giữ chức Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay ông Dương Nghiệp Khôi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Thời tiết biển hôm nay 23/11, Khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Trạm Huyền Trân đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.
Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11, Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, nhiều nơi xuống dưới 15 độ. Đêm trời rét, ban ngày trời nắng. Nam Bộ ngày nắng.
Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Sau 6 tháng đào tạo và thực tập tại các dự án trọng điểm của tập đoàn, 101 sinh viên xuất sắc đã được tuyển thẳng vào làm việc tại Viettel.
Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng với luồng xe ra từ cầu cạn Nhà ga hành khách T1.
Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Lễ khai mạc cuộc diễn tập cứu hộ, cứu nạn chung do Bộ Quốc phòng 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam đã được tổ chức tại Campuchia.
Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 2 Liên đoàn Lao động các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng đã ký kết mới, sửa đổi bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể.
Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Sáng ngày 22/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đang tăng cường hàng trăm ngàn ghế và thuê thêm tàu bay.
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay YAK-130 tại Bình Định.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Khoảng 700 sinh viên xuất sắc đã được lựa chọn tham gia chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài số Viettel Digital Talent.
Trao giải cuộc thi viết

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Sáng 22/11/2024, tại Hà Nội, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” diễn ra trang trọng, đầy cảm xúc.
Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đang gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn; có thể cản trở đáng kể đến tăng trưởng GDP…
Chiến thắng Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’

Chiến thắng Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’

Sáng 22/11, tại TP. Vũng Tàu, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thảo khoa học 60 năm chiến thắng Bình Giã.
Từ năm 2024, bổ sung thêm 2 nhóm giải mới vào Giải Báo chí quốc gia

Từ năm 2024, bổ sung thêm 2 nhóm giải mới vào Giải Báo chí quốc gia

Từ năm 2024, bổ sung Giải Tạp chí in và Tạp chí điện tử; Giải Sản phẩm báo chí đa phương tiện và Dự án báo chí truyền thông sáng tạo vào Giải Báo chí quốc gia.
Phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Sáng 22/11, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp đã phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất.
Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Ngày 21/11, theo quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/11, khu vực Bắc Biển Đông, trạm Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động