Diễn biến mới nhất về hướng đi của siêu bão Noru, Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Trong 12 giờ tới, bão Noru có khả năng di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh thêm. Sức gió mạnh cấp 15, giật trên cấp 17
Báo số 4: Siêu bão Noru đang tiến gần các tỉnh miền Trung Việt Nam

Tâm bão Noru giật trên cấp 17 hướng vào Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, khoảng 10 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 310km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 4 mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 22 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung bộ.

Đến 10 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão Noru ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Diễn biến mới nhất về hướng đi của siêu bão Noru, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Dự báo tâm bão Noru giật trên cấp 17 hướng vào Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 - 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Đặc biệt, Trung tâm dự báo cũng cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ. Cụ thể, vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội.

Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội.

Vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 12-13, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng do bão cao 1,2-1,7m (Quảng Bình: 1,2m; Quảng Trị: 1,3m; Huế: 1,5m; Đà Nẵng:1,7m; Quảng Nam: 1,5m; Quảng Ngãi: 1,0m) mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 1,5-2,5m (Quảng Bình: 1,6m; Quảng Trị: 2,0m; Huế: 1,8m; Đà Nẵng: 2,5m; Quảng Nam: 2,5m; Quảng Ngãi: 1,5m), nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Thủ tướng: Phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống "cao hơn 1 cấp"; cương quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Sáng 27/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (Noru). Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

Cuộc họp được kết nối trực tiếp đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố, trụ sở UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn có liên quan.

Diễn biến mới nhất về hướng đi của siêu bão Noru, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống "cao hơn 1 cấp"

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, theo dự báo của các cơ quan chức năng, cơn bão số 4 diễn biến phức tạp, tăng 2 cấp so với ngày hôm qua, cường độ mạnh, di chuyển nhanh trong khi khả năng ứng phó còn có những hạn chế.

Thủ tướng nhất trí với quan điểm công tác phòng chống bão phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống “cao hơn 1 cấp” để có sự chủ động chuẩn bị, nếu chuẩn bị tốt thì khi cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh hơn dự kiến thì vẫn bảo đảm an toàn, ngược lại nếu bão đổ bộ mạnh hơn dự kiến mà không chuẩn bị tốt thì thiệt hại sẽ lớn.

Những ngày qua, các địa phương đã hướng dẫn gần 58.000 tàu thuyền với khoảng 300.000 lao động di chuyển, tránh trú; gia cố, di dời 4.500 lồng bè thủy sản; lên kế hoạch và tiến hành sơ tán trên 100.000 hộ với gần 400.000 dân tại các vùng nguy cơ cao.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần của các tỉnh, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo. Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết thế nào, như khi trước bão thì có thể trời quang, mây tạnh. Đồng thời cũng không để bị động, bất ngờ, gây thiệt hại tính mạng và tài sản người dân, không hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh.

Thời gian không còn nhiều, phải khẩn trương ứng phó bão Noru với tinh thần quyết liệt nhất, đặt mục tiêu đảm bảo an toàn, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt nhất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết. Vừa phòng tốt, vừa chống đỡ có hiệu quả với phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị tốt nhất để kịp thời ứng phó diễn biến xấu có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng người dân, cương quyết di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm; trong đó hết sức chú ý bảo vệ các đối tượng yếu thế, học sinh, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người tàn tật, khách du lịch phải ở lại do bão…

Thủ tướng yêu cầu, thời gian không còn nhiều, các bộ ngành, địa phương liên quan từ tỉnh tới cấp huyện, cấp xã phải rà soát lại và tiếp tục triển khai ngay các công việc. Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, dự báo chính xác nhất có thể, cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan, người dân.

Các địa phương huy động cả hệ thống chính trị, đình hoãn các cuộc họp không cấp bách để tập trung chỉ đạo ứng phó bão; phân công các đồng chí trong đảng ủy, thường vụ đảng ủy xuống kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trọng điểm, ứng trực, chỉ đạo ứng phó tại cơ sở.

Diễn biến mới nhất về hướng đi của siêu bão Noru, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Thủ tướng yêu cầu, thời gian không còn nhiều, các bộ ngành, địa phương liên quan từ tỉnh tới cấp huyện, cấp xã phải rà soát lại và tiếp tục triển khai ngay công tác ứng phó với bão.

Thủ tướng yêu cầu cương quyết di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, ven biển, cửa sông, nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu. Việc sơ tán dân, nhất là vùng ven biển phải hoàn thành sớm nhất thể, trước khi bão đổ bộ.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, cần thiết thì cưỡng chế sơ tán để bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân. Không để người dân ở lại trên lồng bè, tàu thuyền, khu vực không an toàn, rất khó khăn khi ứng cứu trong lúc bão đổ bộ và nguy cơ cao thiệt hại.

Các địa phương, các lực lượng chức năng như công an, quân đội bố trí lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn để người dân yên tâm sơ tán, bố trí lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm, chuẩn bị y tế cho người dân.

Rà soát tàu thuyền, liên hệ tới từng chủ tàu, không để tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn; rút kinh nghiệm từ ứng phó các cơn bão trước đây khi hàng trăm tàu thuyền hư hỏng do va chạm trong lúc neo đậu.

Huy động lực lượng quân đội, công an, thanh niên hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản; Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho các khu vực nguy cơ sạt lở, chia cắt, cô lập

Bộ Xây dựng hướng dẫn các biện pháp bảo vệ, hạn chế tình trạng đổ sập, tốc mái các công trình. Chủ động kiểm soát hoạt động đi lại, phân luồng, hướng dẫn giao thông bảo đảm an toàn; hạn chế người dân ra đường khi bão đổ bộ. Kiểm tra lại các cây lớn dễ đổ, gãy để có biện pháp xử lý an toàn phù hợp.

Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men cho các khu vực nguy cơ sạt lở, chia cắt, cô lập. Bố trí lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống, nhất là trên biển, trên sông và các khu vực bị cô lập, chia cắt.

Các bộ ngành triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhất là bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, an toàn hồ đập, các công trình sản xuất, dịch vụ, dầu khí trên biển…

Lực lượng vũ trang chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị hỗ trợ các địa phương ứng phó bão. Các cơ quan báo chí – truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền về ứng phó bão, nhất là các kỹ năng ứng phó bão, bằng mọi biện pháp có thể để thông tin nhanh nhất về thiên tai tới người dân.

Qua cuộc họp, có thể thấy thông tin liên lạc cơ bản được kết nối tốt, cần tiếp tục duy trì thông suốt thông tin liên lạc trong mọi tình huống. Ban Chỉ đạo tiền phương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc ứng phó và khắc phục hậu quả bão, lũ lụt. Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai theo dõi, cập nhật diễn biến kịp thời để báo cáo Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bão số 4

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Sự kiện là chuỗi các hoạt động được Bộ KH&CN tổ chức hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 nhằm đưa sở hữu trí tuệ đến gần với công chúng Thủ đô.
Nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong tái chế, xử lý rác thải

Nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong tái chế, xử lý rác thải

Ngày 26/4 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo tập huấn quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, trong đó có tái chế.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh mãi mãi đi vào lịch sử, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Thông xe cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ 7h hôm nay 26/4

Thông xe cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo từ 7h hôm nay 26/4

Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5 km, đi qua tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, bắt đầu cho xe lưu thông hai chiều từ 7h sáng 26/4.
Thời tiết hôm nay ngày 26/4/2024: Cả nước đêm mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 26/4/2024: Cả nước đêm mưa, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 26/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam đêm mưa rào và dông, ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/4/2024: Mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/4/2024: Mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió Nam cấp 4-5. Sóng cao 1,5 - 2,5m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 26/4/2024: Hà Nội nắng nóng, cao nhất 36 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 26/4/2024: Hà Nội nắng nóng, cao nhất 36 độ C

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 26/4/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, cao nhất 36 độ C.
Tuyên dương 200 Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Tuyên dương 200 Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc

Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tuyên dương 200 đội viên, thiếu nhi xuất sắc trong liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V - năm 2024.
Cơ quan khí tượng cảnh báo thiên tai trong dịp nghỉ lễ 30/4

Cơ quan khí tượng cảnh báo thiên tai trong dịp nghỉ lễ 30/4

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã có cảnh báo thiên tai do nắng nóng xảy ra trên diện rộng trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, đùn đẩy trách nhiệm

Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, không làm thay, đùn đẩy trách nhiệm

Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp. Khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải xử lý, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm.
Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập

Hà Nội: Làng hương trăm tuổi mạnh mẽ chuyển mình trong thời kỳ hội nhập

Không chỉ nổi tiếng với nghề làm hương hơn 1 thế kỷ, làng hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) nay đã có chỗ đứng trong bản đồ du lịch.
Nha Trang sẽ bắn pháo hoa tầm thấp vào 3 ngày cuối tuần

Nha Trang sẽ bắn pháo hoa tầm thấp vào 3 ngày cuối tuần

Từ 3/5 đến hết năm 2024, vào lúc 19h các ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, TP. Nha Trang sẽ bắn pháo hoa tầm thấp trong 5 phút tại đảo Hòn Tre.
Hội chợ Công Thương Tây Bắc – Điên Biên đạt doanh thu khoảng 40 tỷ đồng

Hội chợ Công Thương Tây Bắc – Điên Biên đạt doanh thu khoảng 40 tỷ đồng

Chiều 25/4, Ban tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 tổ chức lễ bế mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên.
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trước ngày thông xe

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trước ngày thông xe

Tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5 km, đi qua tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, dự kiến thông xe vào ngày 26/4.
Kiểm toán nhà nước đồng hành hiện thực hóa các dự án, chương trình trọng điểm

Kiểm toán nhà nước đồng hành hiện thực hóa các dự án, chương trình trọng điểm

Thực hiện kiểm toán sớm quá trình triển khai các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư.
Phát hành bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa”

Phát hành bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa”

Ngày 26/4, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành chuỗi tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Nắng nóng kỷ lục sẽ xuất hiện trong năm 2024, thiếu nước ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên

Nắng nóng kỷ lục sẽ xuất hiện trong năm 2024, thiếu nước ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, nắng nóng, khô hạn đã dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng tại khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện của Thủ tướng về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh tại TX. Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân trong vụ lật thuyền khiến 4 người mất tích trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh).
Khánh Hoà: Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1

Khánh Hoà: Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1

Khoảng 11 giờ ngày 25/4, tại quốc lộ 1 (đoạn qua địa phận xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà) xảy ra vụ cháy xe đầu kéo.
Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Tháng 5 này, UBND TP. Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, làng nghề trên địa bàn.
Hơn 900 chương trình với gần 339.000 người dân được đào tạo về an toàn giao thông

Hơn 900 chương trình với gần 339.000 người dân được đào tạo về an toàn giao thông

Tích cực triển khai các chương trình tuyên truyền, đào tạo an toàn giao thông, trong Quý 1/2024, đã có hơn 900 chương trình với gần 339.000 người dân tham gia.
Trao giải cuộc thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng

Trao giải cuộc thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng

Ngày 25/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”.
Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Dự kiến vào ngày 4/5 tại Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) sẽ diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động