Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 22/4/2024: Giá vàng SJC rơi tự do Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/4/2024: Giá vàng giảm hơn 1 triệu đồng/lượng |
Giá vàng hôm nay
Giá vàng thế giới sáng nay (24/4) giảm nhẹ, với vàng giao ngay giảm 5,4 USD xuống 2.321,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.335,7 USD/ounce, giảm 5,5 USD so với rạng sáng qua.
Giá vàng vượt mốc 83 triệu đồng/lượng |
Ở trong nước, giá vàng thương hiệu SJC lúc 9 giờ sáng nay tăng mạnh so với chiều qua, niêm yết ở mức 81,75 triệu đồng/lượng mua vào và 83,75 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, giá vàng nhẫn đi ngang so với hôm qua, tại Bảo tín Minh Châu lúc 9 giờ sáng nay niêm yết ở mức 73,68 triệu đồng/lượng mua vào và 75,38 triệu đồng/lượng bán ra.
Đồng USD giảm
Rạng sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 3 đồng, hiện ở mức 24.275 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,39%, xuống mốc 105,69.
Đồng USD giảm sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm trong tháng 4, xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, trong bối cảnh nhu cầu yếu hơn.
Nhiều chặng bay kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Hiện nay, nhiều chặng bay dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã kín chỗ. Chặng bay Hà Nội - Nha Trang đã hết vé bay vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Lễ (27/4). Hành trình Hà Nội - Quy Nhơn cũng tương tự. Tuyến Hà Nội - Phú Quốc hết vé chiều về vào ngày kết thúc kỳ nghỉ (1/5).
Thậm chí, tuyến Hà Nội - Huế hết vé chiều đi vào ngày đầu kỳ nghỉ và chiều về vào ngày cuối nghỉ Lễ. Hành trình TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt cũng hết vé vào hai ngày này.
Với việc nhiều chặng bay kín chỗ, cộng với việc giá vé máy bay, dù các hãng hàng không đã tăng chuyến để “hạ nhiệt" nhưng vẫn cao khiến nhiều người quyết định chọn những điểm đến khác trong kỳ nghỉ này.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến, các hãng sẽ cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa trong dịp Lễ. Trong đó, các đường bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đi đến các địa phương là 657.000 ghế, với 3.400 chuyến bay.
206 tỷ USD kiều hối đã đổ về Việt Nam
Thống kê từ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 đến hết 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng thời kỳ. Nếu tính cả năm 2023, lũy kế đạt khoảng 206 tỷ USD.
Trong quý I năm nay, kiều hối về Việt Nam tiếp tục tăng, trong đó về TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới, đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, hạ tầng của TP. Hồ Chí Minh đang là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội, mà nguyên nhân chính là thiếu vốn. Nhiều chuyên gia cho rằng, kiều hối là tiền của người dân nên việc sử dụng như thế nào là quyền của người dân, nhưng dưới góc nhìn vĩ mô, việc Nhà nước cần có chính sách để phát huy nguồn lực này là cần thiết.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán nguy cơ đóng cửa
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam lo phải đóng cửa vì khó khăn do phía Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng về thuế chống bán phá giá gỗ dán với sự chênh lệch mức thuế biên độ dao động từ 4,2 - 13,04%.
Vừa qua, phía Hàn Quốc tái điều tra chống bán phá giá sản phẩm gỗ dán Việt Nam xuất khẩu đi Hàn Quốc. Mức thuế phía Hàn Quốc dự kiến áp dụng đối với sản phẩm gỗ dán Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng trên 4% so với mức thuế trước đây.
Việc cơ quan quản lý Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng thuế chống bán phá giá gỗ ván ép với sự chênh lệch mức thuế biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này.
Cơ quan quản lý Hàn Quốc tái điều tra lại việc thuế chống bán phá giá sản phẩm ván ép xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2020 - 2023.