Điểm tên những dự án ''khủng'' hàng chục nghìn tỷ đồng đang giúp Thanh Hóa bứt phá

Hàng chục dự án với tổng mức tư hàng chục nghìn tỷ đồng là con số ấn tượng giúp tỉnh Thanh Hóa bứt phá phát triển.
Giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đến nay ra sao? Cơ quan nào phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất 11 mặt bằng quy hoạch của TP. Thanh Hóa?

Thu hút nhiều dự án chục nghìn tỷ đồng trong 6 tháng năm 2024

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 30/6/2024, toàn tỉnh đã thu hút được 71 dự án đầu tư trực tiếp, tăng 91,9% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, có 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 11.615 tỷ đồng (tăng 22,3% so với cùng kỳ) và 184,4 triệu USD (tăng 23,8% so với cùng kỳ); mua cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với 01 công ty, với tổng vốn góp là 23.700 triệu đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 03 dự án, với số vốn tăng 3,44 triệu USD, điều chỉnh giảm vốn cho 01 dự án FDI, với số vốn giảm 21,5 triệu USD. Nếu chia theo vùng miền, số dự án thu hút đầu tư vào vùng đồng bằng 44 dự án; vùng biển 12 dự án; miền núi là 15 dự án.

Thanh Hóa: Bứt phá với nhiều dự án hàng chục nghìn tỷ
Dự án Trạm biến áp 500kV tại các xã Thiệu Tiến, Thiệu Phúc, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Trung và thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa có tổng mức đầu tư 1.444,5 tỉ đồng. Ảnh: EVN

Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 28 dự án (có 10 dự án FDI), chiếm 42,4% số dự án đã thu hút, với số vốn 4.522,7 tỷ đồng và 177,33 triệu USD, lần lượt chiếm 41,5% tổng vốn đầu tư trong nước và chiếm 99,9% tổng vốn FDI.

Bên cạnh đó, lĩnh vực thương mại, dịch vụ được tỉnh Thanh Hóa thu hút 22 dự án (có 2 dự án FDI), bằng 28,8% số dự án đã thu hút, với số vốn 333,1 tỷ đồng và 0,17 triệu USD, lần lượt chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư trong nước và 0,1% tổng vốn FDI.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Thanh Hóa đã thu hút 04 dự án, với số vốn 190,5 tỷ đồng, chiếm 6,8% về số dự án và 1,7% về số vốn đầu tư trong nước; lĩnh vực khai khoáng 09 dự án, với số vốn 120,7 tỷ đồng, chiếm 15,3% về số dự án và 1,1% về số vốn đầu tư trong nước; lĩnh vực hạ tầng 04 dự án, với số vốn 5.738 tỉ đồng, chiếm 6,8% về số dự án và chiếm 52,6% về số vốn đầu tư trong nước.

Đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho thấy, một số dự án có quy mô lớn, như: Hệ thống cấp nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47, thành phố Thanh Hóa và vùng phụ cận (tổng mức đầu tư 2.545,8 tỷ đồng), Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa, huyện Bá Thước (tổng mức đầu tư 3.199 tỷ đồng), Dự án Trạm biến áp 500kV tại các xã Thiệu Tiến, Thiệu Phúc, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Trung và thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa (tổng mức đầu tư 1.444,5 tỉ đồng).

Thanh Hóa: Bứt phá với nhiều dự án hàng chục nghìn tỷ
Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại huyện Bá Thước có tổng mức đầu tư 3.199 tỷ đồng. Ảnh: Công ty cổ phần staBOO Thanh Hóa

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 172 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 14,78 tỷ đô la Mỹ, gồm: 76 dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, 96 dự án đầu tư ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp.

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, trọng điểm

Theo Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã xác định danh mục 71 dự án đầu tư lớn, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Đến nay, đã có 04 dự án cơ bản hoàn thành, gồm Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn; Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa; Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho 05 Trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh Thanh Hóa; Đầu tư xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 Trạm y tế tuyến xã, tỉnh Thanh Hóa; 34 dự án đang triển khai thực hiện; 33 dự án đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về tiến độ thực hiện những dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho biết: Quá trình triển khai các dự án lớn, trọng điểm, có nhiều dự án vướng mắc với 36/71 dự án có phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cụ thể, đối với các dự án đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chuẩn bị đầu tư, việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu chức năng liên quan đến một số dự án còn chậm, như: Khu đô thị nghỉ dưỡng và công viên vui chơi giải trí Nam Sông Mã; Khu đô thị mới dọc Đại lộ Nam Sông Mã; Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp các dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp Bến En...

Bên cạnh đó, các dự án trong lĩnh vực văn hóa phải xin ý kiến thẩm định, thỏa thuận của các bộ, ngành Trung ương, một số trường hợp phải tổ chức thi sáng tác hình tượng văn hóa để lựa chọn mẫu làm cơ sở thực hiện, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, như: Dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh; Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường; Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu…

Thanh Hóa: Bứt phá với nhiều dự án hàng chục nghìn tỷ
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 04 dự án cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó có Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn. Ảnh NT

Ngoài ra, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cũng là nguyên nhân khiến các dự án đang triển khai thực hiện bị chậm tiến độ, bởi do việc xác định nguồn gốc đất, đơn giá bồi thường, đầu tư xây dựng các khu tái định cư chậm, như: Dự án Tổ hợp sản xuất hóa chất Đức Giang - Nghi Sơn; Dự án Flamingo Linh Trường Khu A và Khu B; Dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và Hoằng Long, thành phố Thanh Hóa...

Một số dự án sử dụng vốn nước ngoài (ODA) có quy trình thực hiện nhiều bước, mất nhiều thời gian, phụ thuộc vào nhà tài trợ nước ngoài; một số dự án phải thực hiện hồ sơ, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư do tăng chi phí giải phóng mặt bằng, như: Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia; Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8); Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc...

Mặc dù một số dự án trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa đang bị chậm so với tiến độ đã đề ra, tuy nhiến, đến nay, Thanh Hóa vẫn đang dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể, tính đến ngày 26/7/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 6.800 tỷ đồng (năm 2024, tổng nguồn kế hoạch đầu tư công ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt là 12.800 tỷ đồng), bằng 53,4% kế hoạch và cao hơn 11,5% so với cùng kỳ.

Phấn đấu đến năm 2025, sẽ trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước

Tỉnh Thanh Hóa xác định năm 2024 là năm “tăng tốc” để về đích các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ 2020-2025. Với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tỉnh Thanh Hóa đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai đồng bộ các giải pháp, sớm hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.

Về kinh tế, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu GRDP giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Đến năm 2030, nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

Thanh Hóa: Bứt phá với nhiều dự án hàng chục nghìn tỷ
Ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công dự án tại huyện Thọ Xuân. Ảnh QH

Chia sẻ với Báo Công Thương về mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới, ông Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã từng cho biết: Để sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15, ngày 13/11/2021, của Quốc hội, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung rà soát, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ cao, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn...; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp.

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm về du lịch, vận tải - cảng biển của khu vực và cả nước. Khai thác hiệu quả lợi thế của cụm cảng nước sâu Nghi Sơn để phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, vận tải biển; xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội vừa công bố quyết định điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu và di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho làng nghề may Trạch Xá.
Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã từ 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quy tụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Tại Hội nghị công chức viên chức và người lao động, Công đoàn cơ sở Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong năm 2025.
Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Dù có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành có liên quan, sản phẩm OCOP Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển bền vững ngành tôm theo hướng sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng nuôi trồng trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Năm 2024, ngành thông tin và truyền thông Thanh Hóa đã hoàn thành nhiệm vụ về dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, chuyển đổi số.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nhấn mạnh, không được để bất cứ trường hợp nào lợi dụng tinh gọn để sắp xếp, bố trí người thân, người quen.
Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Ông Võ Văn Phi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được chỉ định giữ chức Bí thư huyện ủy Long Thành (nhiệm kỳ 2020-2025) kể từ ngày 27/12/2024.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Đảng bộ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, trong đó đề cập tới nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa.
Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, TP. Hạ Long diễn ra liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024, với chủ đề Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực.
Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Ngày 26/12, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã báo cáo về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả”.
Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Chiều 26/12, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định của UBND TP. Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh.
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Bà Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi.
Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua mức chi cụ thể cho 14 nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2025, trong đó mức hỗ trợ cao nhất không quá 500 triệu đồng.
Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Danh sách tinh giản biên chế tỉnh Quảng Nam đợt I năm 2025 gồm 107 người, trong đó, 90 người nghỉ hưu trước tuổi, 17 người thôi việc ngay.
Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025.
Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Để hoàn thành cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đúng tiến độ đề ra, Tuyên Quang đang khẩn trương đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất...
Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Ngày 25/12, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy trên địa bàn.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Đồng Cổ.
Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Sở Công Thương Bình Dương đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trị giá 2.750 tỷ đồng, tăng 17,9% so với 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động