Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng? CPI tháng 2/2024: 9/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá tăng |
Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh cho thấy, so với tháng trước, 3/11 nhóm có chỉ số giảm, đó là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,72%); may mặc, giày dép, mũ nón (-0,4%); thiết bị và đồ dùng gia đình giảm nhẹ (-0,04%).
Nhà ở là một trong những nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tiêu dùng tăng cao ở Bắc Ninh |
7 nhóm hàng hóa có chỉ số tăng, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ so với tháng trước, cụ thể: Đồ uống và thuốc lá (+0,04%); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+0,03%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,03%); giao thông (+0,33%); bưu chính viễn thông (+0,13%); văn hóa, giải trí và du lịch (+0,29%); hàng hóa và dịch vụ khác (+0,08%). Còn lại 1 nhóm hàng hóa, dịch vụ có giá giữ nguyên so với tháng trước là nhóm giáo dục.
Nếu so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng khá cao (+4,34%), tới 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số tăng, một số nhóm hàng có mức tăng nhiều như: Thuốc và dịch vụ y tế (+21,36%); giáo dục (+7,82%); văn hoá, giải trí và du lịch (+5,91%); hàng hóa và dịch vụ khác (+4,71%); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+3,41%). Ở chiều ngược lại chỉ 1 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là Bưu chính viễn thông (-0,8%) do giá thiết bị điện thoại (-2,23%).
Bình quân quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng của Bắc Ninh tăng khá cao (+4,24%) so với cùng kỳ. Có tới 10 nhóm có chỉ số giá tăng, trong đó một số nhóm có mức tăng cao như: Thuốc và dịch vụ y tế (+21,3%); giáo dục (+7,94%); văn hóa, giải trí và du lịch (+5,64%); hàng hóa và dịch vụ khác (+5,27%). Ở chiều ngược lại chỉ 1 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông (-1%).